CEO Lê Hoàng Nhật: 'Con đường khởi nghiệp như tàu lượn siêu tốc'
An Nhiên
Thứ ba, 20/11/2018 - 10:23
‘Một nền tảng số hóa dành cho những cư dân thông minh, tạo nên một super app dành cho tất cả mọi người, kết nối với nơi mình đang sống chính là tầm nhìn và ước mơ mà tập thể của Ami đang hướng tới’, Lê Hoàng Nhật chia sẻ.
Cách đây 6 năm trước, từ một chàng trai để tóc dài lãng tử, đeo kính và còn tham gia vào 1 ban nhạc acoustic, Lê Hoàng Nhật đã tập tễnh những bước đi đầu tiên trên con đường khởi nghiệp đầy gian khó. Sau khi tốt nghiệp đại học, thay vì đầu quân cho các công ty, chàng trai sinh năm 1988 đã lựa chọn ở nhà tự mày mò, phát triển các dự án của mình.
Vào thời điểm đó, trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả với việc gia đình phản đối, phải dọn ra ở riêng, sống trong một phòng trọ chật hẹp, 5 năm khởi nghiệp đơn độc và không ít lần trắng tay. Để tự nuôi bản thân cùng với các dự án của mình, anh đã phải dành 30 tiếng/tuần đi gia sư môn toán để kiếm tiền trang trải.
Sau nhiều lần thất bại, Nhật đã bắt đầu lại với Ami, với mong muốn kết nối mọi người dân trong thành phố, rộng hơn là cả nước Việt Nam, thông qua một nền tảng số hóa. Tháng 5/2017, ứng dụng quản lý bất động sản đầu tiên của Ami ra đời. Đến tháng 12/2017, nhận thấy tiềm năng của dự án, một tập đoàn trong nước đã quyết định cam kết đầu tư với số tiền 9 triệu USD, tương đương 200 tỷ đồng cho Ami, để phát triển đội ngũ và sản phẩm. Đây được xem là bước ngoặt lớn nhất trong quá trình khởi nghiệp của Nhật vào năm 29 tuổi.
Trong tập mới nhất của café khởi nghiệp, Lê Hoàng Nhật, đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành CTCP Trí tuệ nhân tạo Ami đã chia sẻ ý tưởng tạo nên Ami và những câu chuyện về sự gian khó vất vả trên con đường khởi nghiệp của mình.
Nhật cho biết, Ami được sinh ra từ một bài toán thực tế. Cách đây 2 năm, đây chỉ mới là ý tưởng đơn sơ khi anh thấy một nhóm bạn đang quản lý các phòng cho thuê bằng cách truyền thống, thủ công qua điện thoại, qua giấy bút… Khi các bạn muốn mở rộng quy mô của mình do quá tải, từ quản lý 100 phòng lên 150 phòng hay 200 phòng, thì các bạn đã gặp vấn đề về quản lý dịch vụ. Từ đó, anh mới nghĩ cần một phần mềm để số hóa tất cả các quá trình, thông tin giúp quản lý hiệu quả hơn, dịch vụ tốt hơn cho khách thuê phòng.
Ngoài ra, hàng tháng, bên quản lý chung cư tòa nhà hay gặp phải các tình huống không kiểm soát được các vấn đề đăng ký, theo dõi hóa đơn điện nước, tiền nhà, sửa chữa hư hỏng của hàng trăm khách hàng. Vậy làm thế nào để sắp xếp, tránh bị nhầm lẫn, sai sót.
Do đó, việc số hóa dữ liệu cư dân sẽ tạo nên độ chính xác cao, xử lý các vấn đề nhanh và hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm được chi phí. Tiếp đến là kết nối số hóa chuỗi cung ứng để tạo những dịch vụ xung quanh.
‘Một nền tảng số hóa dành cho những cư dân thông minh, tạo nên một super app dành cho tất cả mọi người, kết nối với nơi mình đang sống chính là tầm nhìn và ước mơ mà tập thể của Ami đang hướng tới’, Lê Hoàng Nhật chia sẻ.
Số hóa thông tin, biến đổi thành phố. Với mục tiêu dùng công nghệ để kết nối và số hóa thông tin cư dân, BMG Ami đã phát triển những sản phẩm phần mềm và phần cứng ứng dụng công nghệ tiên tiến như Blockchain, IoT, Al… có giá trị thực tiễn trong nghiệp vụ quản lý, giúp chủ đầu tư và các đối tác đem lại dịch vụ tốt nhất cho dân cư của họ.
Ngoài ra, trong chương trình, Nhật cũng giải thích về tên của Công ty. Theo đó, Ami là tên người đầy tớ tin cậy của vua Solomon trong Kinh Thánh. Theo tiếng Hebrew của người Do Thái, Ami có nghĩa là “đáng tin cậy”. Nhật mong muốn Ami sau này trở thành quản gia đáng tin cậy cho tất cả mọi người.
Đề cập tới con số 9 triệu USD được cam kết đầu tư, CEO Ami cho biết, đầu tiên, Công ty sẽ dùng một phần số tiền đó để phát triển đội ngũ kỹ sư. Tiếp theo là xây dựng một môi trường làm việc tốt hơn để thu hút các bạn trẻ có tài năng, cùng tham gia vào giấc mơ còn xa này. Thêm nữa, Công ty còn muốn mở rộng thị trường và phát triển hạ tầng.
Theo Lê Hoàng Nhật, ‘Trên con đường khởi nghiệp, giai đoạn buồn vui xảy ra liên tục, giống như tàu lượn siêu tốc, lúc lên lúc xuống. Vui khi có người dùng, có khách hàng, có hợp đồng, vui khi có doanh thu. Nhưng buồn thì nhiều hơn, đòi hỏi phải liên tục phát triển và cải tiến sản phẩm'.
'Nhưng những lúc đó, mình luôn nghĩ lại lý do tại sao 6 năm trước lại bắt đầu con đường này và đã vượt qua bao nhiêu khó khăn. Ban đầu mình có thể có 1 cuộc sống thoải mái, ổn định, tại sao mình lại chọn startup'.
'Vì mình có cơ hội làm nên các sản phẩm tuyệt vời và giúp ích được cho nhiều người. Nghĩa là mình nhìn thấy được niềm vui của người dùng, niềm vui của các bạn trong công ty khi cùng tạo nên một sản phẩm thành công. Điều đó đã giúp mình trụ đến bây giờ'.
Hiện tại, Ami đang tập trung phát triển thành hệ sinh thái nền tảng số hoá cho khu dân cư thông minh gồm 11 ứng dụng: Ami A, Ami Building, Ami Citizen, Ami University, Ami Electricity, Ami Fingerprint, Amirooms.com, Ami Hero, Ami Manager, Ami Landlord, Ami Pay... Từ 3 đồng sáng lập ban đầu, đội ngũ Ami hiện lên đến con số 50 người.
Ecohost, một doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam đã vượt qua 110 đối thủ để đạt vị trí thứ hai trong cuộc thi Sáng kiến Hỗ trợ Khởi nghiệp Du lịch vùng Mê Kông (MIST) năm 2018.
Các công ty khởi nghiệp luôn gặp khó khăn về nguồn vốn để duy trì hoạt động. Càng khó khăn hơn khi các họ đều rất trẻ tuổi, và thiếu kinh nghiệm tiếp cận nguồn vốn từ việc vay vốn ngân hàng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.