Quốc gia Đông Nam Á nào bị tổn thương nhất do chiến tranh thương mại?
Với mức xuất khẩu lớn sang thị trường Mỹ, Việt Nam được nhận định là quốc gia Đông Nam Á dễ bị tổn thương nhất từ đối đầu thương mại Mỹ - Trung.
Thông tin từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, một phái đoàn cao cấp của nước này sẽ đến Mỹ vào cuối tháng để đàm phán thương mại.
Theo tuyên bố, Thứ trưởng Thương mại Wang Shouwen sẽ dẫn đầu đoàn tới Mỹ để thảo luận các vấn đề kinh tế và thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuyên bố này cho biết phía Trung Quốc phản đối chủ nghĩa ơn phương và bảo hộ thương mại nhưng hoan nghênh việc đối thoại dựa trên nguyên tắc có đi có lại và bình đẳng.
Bắc Kinh và Washington chính thức bắt đầu cuộc đối đầu thương mại vào tháng trước khi mức thuế suất 25% được mỗi nước áp đặt lên đối tác của mình.
Chưa dừng lại, Washington đã áp mức thuế tương tự vào 16 tỷ USD giá trị hàng hóa từ Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 23 tới. Sau động thái đó, phía Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành trả đũa. Hiện chưa rõ lần gặp mặt tới sẽ diễn ra trước hay sau thời điểm 23/8, Reuters đưa tin.
Kể từ tháng 7 tới nay, không có bất kì cuộc đàm phán cấp cao nào giữa hai bên được diễn ra nhưng theo các nguồn tin từ South China Morning Post, Bắc Kinh và Washington đã liên lạc không chính thức cuối tháng trước để tìm kiếm khả năng tiếp tục đàm phán.
Ông Liu Weidong, chuyên gia phụ trách khu vực Mỹ tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng khía cạnh quan trọng trong chuyến thăm của ông Wang lần này là kiểm tra khả năng của một cuộc đối thoại chính thức hơn nữa giữa hai quốc gia.
"Mục đích chính là xem xét liệu cả hai bên có thực sự quan tâm đến những cuộc đối thoại tiếp theo hay không. Nếu cả hai bên có thiện chí, những hành động tiếp theo sẽ diễn ra", South China Morning Post dẫn lời.
Rất ít kết quả đã được tạo ra trong những lần gặp mặt trước đó. Hôm 3/8, Nhà Trắng cho biết Mỹ tiếp tục xúc tiến các cuộc đàm phán tiếp theo với Trung Quốc nhằm đưa ra cách giải quyết những tranh chấp thương mại.
Phía Trung Quốc không ít lần chỉ ra rằng một cuộc chiến tranh thương mại sẽ gây ảnh hưởng nặng nề cho công ty và người tiêu dùng Mỹ, một kết quả trái ngược hẳn với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống Donald Trump.
Tuy vậy, những con số gần đây đang cho thấy kết quả tích cực từ những hành động của ông Trump.
Theo báo cáo của Quốc hội Mỹ được đưa tin bởi CNBC, trong vòng gần 5 tháng thực hiện thuế nhôm thép nhập khẩu, Mỹ đã thu về hơn 1,4 tỷ USD tiền thuế. Dự báo hàng rào thuế nào có thể mang lại cho nước Mỹ 7,5 tỷ USD trong năm nay, dựa trên tổng lượng nhập khẩu của quốc gia này trong năm ngoái.
Với mức xuất khẩu lớn sang thị trường Mỹ, Việt Nam được nhận định là quốc gia Đông Nam Á dễ bị tổn thương nhất từ đối đầu thương mại Mỹ - Trung.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không có dấu hiệu dừng lại việc đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc.
Định mức tiêu hao năng lượng ngành nhựa được đề xuất xây dựng theo từng danh mục sản phẩm và giảm dần qua từng thời kỳ.
Giải golf từ thiện thường niên và quỹ học bổng "Vì trẻ em Việt Nam" một lần nữa khẳng định được uy tín và sự đồng hành của các nhà tài trợ.
Theo các chuyên gia, để cải thiện thể chất người Việt, việc luật hóa/chính sách hóa các vấn đề liên quan tới dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Trong đó, Chính phủ có thể bắt đầu từ “luật dinh dưỡng học đường”.
EVN tiếp tục lỗ lớn bất chấp giá điện đi theo lộ trình "tính đúng, tính đủ" nhằm cắt lỗ, thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển bền vững.
VinFast đã bàn giao hơn 9.300 xe cho khách hàng trong tháng 9, cao gần gấp rưỡi so với hãng xe xếp thứ hai và vươn lên vị trí số 1 tại Việt Nam.
Dự kiến ngay trong tháng 10, VinFast hợp tác với Caron sẽ có 10 xưởng được đưa vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, đối tác của VinFast trên toàn quốc.
Trong khi các thương hiệu nội y quốc tế chiếm lĩnh phân khúc cao cấp tại các thành phố lớn, Hakimi khai thác mảng nội y gia đình với tham vọng giải quyết các vấn đề còn tồn đọng ở phân khúc phổ thông.