Quốc tế

Quốc gia Đông Nam Á nào bị tổn thương nhất do chiến tranh thương mại?

Mai Phương Thứ hai, 13/08/2018 - 20:47

Với mức xuất khẩu lớn sang thị trường Mỹ, Việt Nam được nhận định là quốc gia Đông Nam Á dễ bị tổn thương nhất từ đối đầu thương mại Mỹ - Trung.

Vai trò lớn của xuất khẩu trong nền kinh tế sẽ khiến Việt Nam dễ bị ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: TheLEADER

Việt Nam, Philippines và Indonesia sẽ là những quốc gia chịu nguy cơ thiệt hại lớn từ cuộc chiến thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó Việt Nam sẽ có nguy cơ cao nhất vì mức xuất khẩu lớn, theo phân tích của FT Confidential Research.

5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN nhìn chung đã có tình trạng tốt hơn giữa hỗn loạn thị trường so với thời kì năm 2013, thời điểm làn sóng bán ra ồ ạt khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy dấu hiệu sẽ giảm kích thích tiền tệ.

Tuy vậy, các quốc gia này đã chưa thể chuẩn bị cho một thời kì suy giảm nhu cầu thế giới kéo dài, kết quả có thể diễn ra từ những biện pháp bảo hộ đối đầu được áp dụng bởi Mỹ và Trung Quốc, Asian Nikkei Review nhận định. 

Với lực đẩy chính từ xuất khẩu, Việt Nam được đánh giá là quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất từ suy giảm toàn cầu trong khi Philippines và Indonesia dễ bị khủng hoảng bởi vấn đề thanh toán.

Tính đến nay, Nhà Trắng đã áp dụng mức thuế 25% trực tiếp lên 34 tỷ USD giá trị hàng Trung Quốc nhập khẩu và 16 tỷ USD giá trị sẽ bị áp thuế tiếp tục kể từ ngày 23/8 tới. Nếu mọi chuyện dừng ở đây, 5 nền kinh tế lớn nhất của ASEAN sẽ không cần lo lắng.

Nhưng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét nâng mức thuế lên mức 25% đối với 200 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu khác cũng như đe dọa sẽ đánh thuế toàn bộ hàng Trung Quốc sang Mỹ với tổng giá trị hơn 500 tỷ USD. Chưa dừng lại, Mỹ còn tuyên chiến thương mại với Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh khác.

Mối đe dọa từ cuộc chiến thương mại toàn cầu đang hiện diện và cần được cân nhắc một cách nghiêm tức bởi sẽ rất ít quốc gia có thể "miễn dịch", Asian Nikkei Review nhấn mạnh. 

Nền kinh tế đang bùng nổ của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao vài năm trở lại đây được đánh giá là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào xuất khẩu trong số 5 nước lớn nhất ASEAN. So với nhiều nước láng giềng, Việt Nam đã dựa nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng trong khoảng 1 thập kỉ qua với lượng hàng chuyển đi gia tăng gấp 4 lần giai đoạn 2008 - 2017.

Với khoảng 43,7 tỷ USD xuất khẩu hàng năm sang thị trường Mỹ, Việt Nam là nước đứng đầu trong số 5 nước lớn nhất ASEAN và điều này khiến Việt Nam càng trở nên nhạy cảm với việc nhu cầu giảm đi từ thị trường lớn này. Chính hàng hóa bán cho Mỹ, EU và nhiều thị trường phát triển khác đã thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong thập kỉ qua chứ không chỉ mỗi Trung Quốc.

Cùng với mối đe dọa từ xung đột thương mại nghiêm trọng, các thị trường mới nổi đang chịu thêm áp lực từ việc mạnh lên của đồng USD. Mặc dù 5 quốc gia đứng đầu ASEAN không phải chịu tác động quá nặng nề như Thổ Nhĩ Kỳ hay Argentina, việc bán cổ phiếu cũng đã diễn ra.

Đồng Peso Philippines là đồng tiền tệ nhất trong số 5 nội tệ của 5 quốc gia đứng đầu ASEAN khi giảm hơn 7,3% so với đồng USD trong năm nay, tiếp sau đó là đồng Rupiah của Indonesia với 6,1%.

Một đồng nội tệ yếu hơn sẽ giúp một số nền kinh tế như Việt Nam, Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hưởng lợi nếu như dòng đầu tư dịch chuyển ra ngoài Trung Quốc.

Tuy vậy, đối với một số nền kinh tế xuất khẩu kém hơn như Philippines hay Indonesia, việc giảm giá của nội tệ đồng nghĩa với gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai cũng như áp lực lạm phát.

Philippines và Indonesia đang trải qua thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài, khiến đồng nội tệ dễ mất giá hơn và thậm chí, rơi vào khủng hoảng cán cân thương mại.

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, sẽ không có nơi nào an toàn để trú ẩn nhưng 5 quốc gia đứng đầu ASEAN sẽ hứng chịu nguy cơ cao hơn.

Chia sẻ về vấn đề này, trước thềm hội thảo “Xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ”, ông Đào Trần Nhân, Nguyên Tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đánh giá: “Trong thời gian tới, có khả năng một dòng hàng hóa của Trung Quốc và Mỹ sẽ vào Việt Nam, đối với dòng đầu tư cũng sẽ có sự dịch chuyển”.

Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại xảy ra sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, từ đó gây suy yếu nhu cầu tại các thị trường khác, khiến việc xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị sụt giảm và sẽ khó khăn hơn, ông Nhân nhận định.

Tuy vậy, sự đối đầu thương mại này cũng được đánh giá là cơ hội cho Việt Nam, có thể tạo ra sự chuyển dịch về chuỗi hàng hóa sản xuất và dòng đầu tư.

Tại hội thảo Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hồi cuối tháng 7 tại TP.HCM, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng chiến tranh thương mại sẽ khiến 3 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ và Nhật tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ đón được làn sóng đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc sang. 

EU gặp khó trước chiến lược thương mại của ông Trump

EU gặp khó trước chiến lược thương mại của ông Trump

Quốc tế -  6 năm

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây nhấn mạnh việc áp đặt thuế quan sẽ buộc các quốc gia khác phải đàm phán với Washington, chỉ 1 ngày trước chuyến thăm của Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc tìm đến Việt Nam để tránh 'bão thương mại'

Trung Quốc tìm đến Việt Nam để tránh 'bão thương mại'

Quốc tế -  6 năm

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang cân nhắc khả năng chuyển sản xuất sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác có chi phí thấp trước nỗi lo bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Doanh nghiệp -  15 phút

Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Ống kính -  25 phút

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  13 giờ

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Tiêu điểm -  13 giờ

“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.

LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án

LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án

Tiêu điểm -  14 giờ

Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.

Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?

Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?

Doanh nghiệp -  16 giờ

Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.