'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Tập đoàn Trung Nam sẽ phát triển điện khí LNG tại tổ hợp cảng Cà Ná và sẵn sàng lấy cả quỹ đất xung quanh để phát triển sản xuất bo mạch điện tử (một trong 6 trụ cột của đơn vị này) tại Ninh Thuận.
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group cho biết đã nhận chuyển nhượng dự án Cà Ná từ Tập đoàn Hoa Sen, tuy nhiên giá trị thương vụ không được hai bên tiết lộ.
Theo kế hoạch, Trung Nam sẽ triển khai điện LNG (khí hóa lỏng) tại tổ hợp cảng này.
Đồng thời, liên quan tới kế hoạch phát triển sản phẩm bo mạch điện tử, tập đoàn dự kiến sẽ xây dựng 5 nhà máy để sản xuất; tập trung vào gia công, thay vì đi vào sản xuất thương hiệu riêng như điện thoại thông minh, ti vi…
Tháng 7/2020, Tập đoàn Hoa Sen công bố chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận và Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận.
Hai doanh nghiệp trên lần lượt là chủ đầu tư của các dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná và đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Cà Ná.
Hoa Sen cho biết, giá trị chuyển nhượng không thấp hơn chi phí thực tế mà tập đoàn đã góp vốn vào các dự án tính đến thời điểm chuyển nhượng.
Mặt khác, Hoa Sen cũng công bố chủ trương chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoa Sen Du Long – chủ đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Du Long tại Ninh Thuận.
Quy mô dự án 407ha, được chấp thuận chủ trương năm 2008.
Theo đó, Hoa Sen sẽ chuyển nhượng với giá không thấp hơn chi phí thực tế mà tập đoàn đã đầu tư vào, với mục tiêu thu hồi vốn đầu tư cho phù hợp với chiến lược.
Dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná (giai đoạn 1) đã được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp quyết định chủ trương đầu tư, với đầy đủ cơ sở pháp lý và chủ trương triển khai dự án.
Giai đoạn 1 của dự án có tổng diện tích quy hoạch hơn 108ha với các phân khu chức năng chính bao gồm hai bến cảng 70.000 - 100.000 DWT (DWT - trọng lượng toàn phần của tàu) và một bến cảng 20.000 DWT cùng với khu kho bãi, hạ tầng dịch vụ. Công suất thiết kế lượng hàng qua cảng khoảng 3,3 triệu tấn/năm.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và chế biến cho các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, dự án còn góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ công tác vận chuyển thiết bị các dự án năng lượng tái tạo đang được đầu tư, triển khai thi công trên địa bàn tỉnh.
Theo tiến độ thi công, dự kiến đến tháng 12/2022, dự án sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động bến số 1 (70.000 - 100.000 DWT).
Đến tháng 1/2023 sẽ tiếp tục khởi công xây dựng bến số 2 (70.000 - 100.000 DWT), phấn đấu đến tháng 10/2025 hoàn thành, đưa vào hoạt động.
Tháng 11/2025 sẽ tiếp tục khởi công xây dựng bến 20.000 DWT, phấn đấu đến tháng 8/2026 hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động bến này.
Được biết, UBND tỉnh Ninh Thuận đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương cập nhật và bổ sung mới các nguồn năng lượng tái tạo vào Quy hoạch điện VIII.
Quy mô các dự án gồm: Điện gió biển 1.120MW, phát triển tại các vị trí V2-1, V2-2, V3-1, V3-4 theo dự thảo quy hoạch điện gió ven biển tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045.
Điện khí LNG phát triển tại vị trí đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch 1.500MW.
Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh cục bộ khu bến cảng Cà Ná thuộc cảng biển Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận. Theo đó, bổ sung một bến nhập khí LNG trọng tải đến 97.000 tấn để phục vụ trực tiếp Trung tâm điện lực LNG giai đoạn 1 (1.500MW) đã được Thủ tướng bổ sung tại văn bản số 479/TTg-CN ngày 23/4/2020.
Đối với quy hoạch cảng nhập và trung chuyển LNG quốc gia sẽ được xem xét trong quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và uy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.