Trước Uniqlo, Zara và H&M đã xây dựng những cơ sở ngàn tỷ tại Việt Nam.

Trần Anh Thứ sáu, 06/03/2020 - 16:34

Việc những thương hiệu thời trang bình dân quốc tế được đón nhận tại Việt Nam không phải là mới. Trước Uniqlo, 2 thương hiệu thời trang nổi tiếng khác là Zara và H&M đã lần lượt có mặt tại Việt Nam và thu về thành công nhất định.

Những vị khách đầu tiên đã xuất hiện tại cửa hàng Uniqlo ở Hà Nội.

Ngày 6/3, cửa hàng Uniqlo tại Vincom Phạm Ngọc Thạch mở cửa chào đón những vị khách đầu tiên vào mua sắm. Cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội của Uniqlo có diện tích rộng 2.500 m2. Đây cũng là cửa hàng thứ hai của hãng tại Việt Nam, quốc gia thứ 25 mà thương hiệu thời trang đến từ Nhật Bản này có mặt.

Ngày khai trương của Uniqlo thu hút đông đảo sự quan tâm của người tiêu dùng thủ đô khi ngay từ lúc mở cửa, đã có những hàng dài người xếp hàng tới mua sắm. Phó chủ tịch Tập đoàn Fast Retailing (công ty mẹ của Uniqlo) chia sẻ Uniqlo đang lên kế hoạch mở rộng quy mô với ít nhất 3-4 cửa hàng tại Hà Nội trong năm 2020, tiến tới 15-20 cửa hàng trên toàn quốc.

Việc những thương hiệu thời trang bình dân quốc tế được đón nhận tại Việt Nam không phải là mới. Trước Uniqlo, 2 thương hiệu thời trang nổi tiếng khác là Zara và H&M đã lần lượt có mặt tại Việt Nam và thu về thành công nhất định.

Chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào cuối năm 2016, cửa hàng đầu tiên của Zara mở ra đúng theo công thức thành công mà thương hiệu thời trang này áp dụng trên toàn thế giới: Sang trọng, thời thượng nhưng vừa tiền.

Một mặt bằng 2 tầng với tổng diện tích lên tới 2.400m2, đặt trong một trong những tụ điểm mua sắm lớn nhất TP.HCM là Vincom Center được lựa chọn, trưng bày tất cả các bộ sưu tập mới nhất của Zara.

Không lâu sau, hãng thời trang Tây Ban Nha đặt thêm một cửa hàng khác tại Hà Nội. Một mà ‘chào hỏi’ ấn tượng không kém với mặt bằng rộng tới 4.500m2 với 3 tầng nằm tại Vincom Center Bà Triệu.

Mặc dù vậy, Zara dường như không coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng khi sau gần 4 năm, thương hiệu này vẫn chưa mở thêm điểm bán mới. Báo cáo của tập đoàn bán lẻ Mitra Adiperkasa (Indonesia), đơn vị nhận phân phối Zara và các thương hiệu con như Massimo Dutti, Pull & Bear, Stradivarius tại Việt Nam cho thấy, doanh thu 9 tháng năm 2019 của thị trường Việt Nam đạt khoảng 854 tỷ Rupiah, (khoảng 1.382 tỷ đồng), tương đương so với cùng kỳ 2018.

Không giống như Zara, thương hiệu thời trang H&M kể từ khi đến Việt Nam vào cuối 2017 đã rất tích cực mở thêm điểm bán mới. Trong năm tài chính 2019 (bắt đầu từ 1/12 và kết thúc vào ngày 30/11, H&M đã khai trương thêm 2 cửa hàng mới tại TPHCM và Đà Nẵng, nâng tổng số cửa hàng tại Việt Nam lên con số 8.

Doanh thu của H&M ở Việt Nam theo đó cũng tăng mạnh. Năm 2019, H&M đạt doanh thu 434 triệu SEK (đồng Krona Thụy Điển), tương đương với gần 1.100 tỷ đồng tại Việt Nam tăng 60% so với mức 664 tỷ đồng năm 2018.

Ban lãnh đạo H&M cho biết đang nghiên cứu việc mua hàng của người Việt Nam, theo đó, điều chỉnh số lượng và chủng loại quần áo tại các cửa hàng phù hợp với thời tiết khác nhau giữa các vùng miền.

Kết quả kinh doanh cho thấy vẫn có sự phân hóa giữa các thương hiệu thời trang tại Việt Nam, tương tự với những gì đang xảy ra trên toàn cầu. H&M có số cửa hàng nhiều hơn nhưng quy mô doanh thu thấp hơn nhiều so với Zara.

Điều này cũng được lý giải bởi mặt bằng giá sản phẩm của H&M thông thường thấp hơn so với Zara.Công thức chung được H&M áp dụng trên các cửa hàng tại 69 quốc gia đó là bán giá phải chăng, mục tiêu hướng đến lượng người mua cao nhất thông qua tiêu chí chọn mặt bằng bán lẻ với diện tích từ 2.000 – 3.000 m2.

Thời cơ của các đại gia bán lẻ

Thời cơ của các đại gia bán lẻ

Tiêu điểm -  4 năm
Năm 2019 chứng kiến sự ra đi của nhiều chuỗi bán lẻ nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Trong khi đó, những nhà bán lẻ thắng cuộc có chiến lược mở rộng nhanh chóng, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng và thâu tóm các vị trí đắc địa.
Thời cơ của các đại gia bán lẻ

Thời cơ của các đại gia bán lẻ

Tiêu điểm -  4 năm
Năm 2019 chứng kiến sự ra đi của nhiều chuỗi bán lẻ nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Trong khi đó, những nhà bán lẻ thắng cuộc có chiến lược mở rộng nhanh chóng, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng và thâu tóm các vị trí đắc địa.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  4 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  4 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  7 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  8 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  9 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  10 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".