Tiêu điểm
Tương lai mù mịt của loạt dự án điện tái tạo ở Đắk Nông và Cà Mau
Hàng loạt dự án điện gió, thủy điện gặp khó cả quy hoạch lẫn giá bán điện.
Điển hình cho nút thắt quy hoạch là tình trạng diễn ra tại 6 dự án điện gió ở tỉnh Đắk Nông nằm trong tác động điều chỉnh của quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô-xít và quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Tổng mức đầu tư khoảng 14.870 tỷ đồng, các dự án điện gió Nam Bình 1, Asia Đắk Song 1, Đắk Hòa, Đắk N’Drung 1,2,3 có diện tích 66ha, chiếm khoảng 0,13% diện tích quy hoạch bô-xít mỏ Tuy Đức và Đắk Song.
Thông tin từ địa phương cho biết, việc thi công các trụ điện gió chỉ chiếm một phần nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến trữ lượng các mỏ bô-xít.
Đồng thời, quá trình thi công không gây thất thoát tài nguyên khoáng sản trong lòng đất và không thể khai thác, vận chuyển trái phép khoáng sản do hiện chỉ có hai nhà máy được phép khai thác và vận chuyển là Alumina Nhân Cơ Đắk Nông và Alumina Tân Rai Lâm Đồng.
Ngoài ra, hiện tại Đắk Nông không có hoạt động mua bán, kinh doanh bô-xít trên thị trường. Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV là đơn vị duy nhất sử dụng bô-xít nhưng chỉ từ nguồn khoáng sản do đơn vị khai thác tại mỏ Nhân Cơ – Đắk Nông.
Trước vướng mắc này, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị giải pháp giao Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan căn cứ các vị trí đã thực hiện 6 dự án để quyết định hình thức hạn chế diện tích khai thác bô-xít trong khu vực quy hoạch và cho phép bảo vệ khoáng sản bô-xít ngay tại phạm vi công trình.
Với 3 dự án điện gió Đắk N’Drung 1,2,3, Bộ Kế hoạch và đầu tư thống nhất cho phép tỉnh Đắk Nông hoàn thiện thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai để nhà đầu tư hoàn thiện các hạng mục còn lại, sớm phát điện thương mại.
Với dự án điện gió Nam Bình, bộ thống nhất cho phép tỉnh điều chỉnh giãn thời gian dự án đi vào hoạt động theo quy định, tạo điều kiện nhà đầu tư hoàn thiện thủ tục phát điện thương mại.
Tức, trong trường hợp các phương hướng giải quyết nêu trên được thực hiện trọn vẹn, tương lai 6 dự án điện gió kẹt quy hoạch bô-xít sẽ sáng sủa hơn, nhất là với 3 dự án điện gió của doanh nhân Đỗ Lê Quân có tổng mức đầu tư ban đầu 10.500 tỷ đồng.
Tại tỉnh Lai Châu, việc triển khai các dự án thủy điện đã được quy hoạch trước đó cũng rất khó khăn, vì chưa có kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII.
Tổng công suất thủy điện nhỏ dự kiến phân bổ cho tỉnh nêu trong dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch điện khoảng 1.530MW. Con số này, theo tỉnh Lai Châu, không thể hiện hết tổng công suất dự án thủy điện nhỏ đã được Bộ Công thương phê duyệt trước khi có quy hoạch điện VIII.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị bổ sung vào kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII với 38 dự án đã được Bộ Công thương duyệt quy hoạch nhưng chưa phê duyệt chủ trương đầu tư có tổng công suất 410MW.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ại tỉnh Cà Mau, ghi nhận hai dự án điện gió đang loay hoay vì chờ đợi phương án đàm phán giá bán điện đối với các dự án chuyển tiếp gồm điện gió Tân An giai đoạn 2021-2025 công suất 45MW và điện gió Viên An 50MW.
Nhà máy điện gió Viên An tại huyện Ngọc Hiển do liên danh Công ty TNHH Tài Tâm và Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc triển khai với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, dự án điện gió An Đông 1 cũng gian nan trong đàm phán với ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng như thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt để ký hợp đồng mua bán điện do chờ hướng dẫn liên quan từ Bộ Công thương (thuộc trường hợp chưa ký hợp đồng mua bán điện với EVN sau 1/11/2021 đến nay).
Theo nguồn tin riêng của TheLEADER, tình thế 4 dự án điện gió ở Đắk Nông và Cà Mau hiện vẫn rất gian nan sau nhiều nỗ lực tháo gỡ của Chính phủ, bộ ngành và địa phương. Đơn cử, 3 dự án Đắk N’Drung 1,2,3 đang chờ đợi vào các động thái chỉ đạo cụ thể từ Bộ Tài nguyên và môi trường về vấn đề khai thác khoáng sản và khoanh vùng cho phép bảo vệ khoáng sản tại công trình.
Trạng thái này diễn ra trong bối cảnh tỉnh Đắk Nông đã nhiều lần lên tiếng cầu cứu về vấn đề chồng lấn quy hoạch trước đó. Đặc biệt, dù nhận được các chỉ đạo tháo gỡ liên quan, nhưng 3 dự án nãy vẫn đang trong diện điều tra, xử lý của cơ quan điều tra đối với các vi phạm được Thanh tra Chính phủ kết luận.
Còn với dự án điện gió Viên An, sau gần 4 năm mới chỉ được COD 50% công suất với mức 50% giá trần, chủ đầu tư cho biết đang gánh khoản lỗ khoảng 1.000 tỷ đồng.
“Lợi nhuận của chúng tôi ở các dự án điện tại Quảng Trị chẳng đủ bù lỗ cho 3 dự án ở Đắk Nông và Cà Mau”, đại diện chủ đầu tư nhóm các dự án này than thở.
Nhà đầu tư dự án điện chồng lấn quy hoạch 'ngồi trên lửa'
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.