Tài chính
VCBS: Mác thao túng tiền tệ ít khả năng tác động tới thị trường chứng khoán
Trong trường hợp tiêu cực nhất, VCBS nhận định các mặt hàng có nguy cơ chịu mức thuế cao cũng sẽ tương đối đặc thù và có thể không phải là các nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Cuối tháng 8, Bộ Tài chính Mỹ phát đi thông báo cho rằng tiền đồng của Việt Nam bị định giá thấp hơn khoảng 4,7% so với đồng đô la Mỹ trong năm 2019. Động thái này liên quan đến sắc lệnh vào tháng 2 của Chính phủ Mỹ cho phép các công ty nước này có thể khởi kiện các đối thủ nước ngoài trong trường hợp chỉ ra được các đối thủ này được hưởng lợi từ việc đồng tiền bị định giá thấp như một hình thức trợ cấp từ Chính phủ.
Tới báo cáo tháng 12 vừa qua, Việt Nam cùng với Thuỵ Sỹ đã vi phạm 3 tiêu chí và bị Bộ Tài chính Mỹ xác định là thao túng tiền tệ.
3 tiêu chí bao gồm việc thặng dư thương mại với Mỹ lơn hơn 20 tỷ USD (Việt Nam thặng dư 58 tỷ USD), thặng dư cán cân thanh toán lớn hơn 2% GDP (Việt Nam đạt 4,6% GDP), và can thiệp một chiều và liên tục vào thị trường ngoại hối (Việt Nam đã mua ròng 16,8 tỷ USD, xấp xỉ 5,1% GDP trong 1 năm qua).
Sau khi có thông tin chính thức về việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ, ngay lập tức, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra thông cáo báo chí về động thái mua ngoại tệ trong thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia
Cụ thể, dự trữ ngoại hối của Việt Nam ước tính khoảng 3,87 tháng nhập khẩu - con số thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Do đó, việc xây dựng dự trữ ngoại hối là hoàn toàn thiết yếu trong bối cảnh ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ hợp tác cung cấp thông tin, tiến hành giải trình về việc không sử dụng can thiệp ngoại tệ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về xuất khẩu mà thay vào đó nhằm mục tiêu dự trữ nguồn lực ngoại hối trong bối cảnh so với các nước trong khu vực dự trữ ngoại hối theo tháng Nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp.
Thực hiện các nhóm giải pháp phòng chống gian lận xuất xứ nhằm hạn chế hàng hóa từ nước thứ ba lợi dụng xuất xứ Việt Nam nhằm né tránh các biện pháp phòng về thương mại từ phía Mỹ.
Trong đó, các biện pháp đã được tiến hành: hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường xử phạt đối với các hành vi liên quan đến gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hàng hóa nhằm tăng tính răn đe; khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa lưu thông trong nước; Thanh tra, kiểm tra cấp C/O...
Nhóm phân tích của Công ty chứng khoán VCBS nhận định, các cơ quan quản lý cả từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành liên quan đã và đang tiến hành các biện pháp trên nhiều lĩnh vực và mặt trận có thể nhằm giảm thiểu khả năng Việt Nam bị chính thức gắn mắc thao túng tiền tệ cũng như bị áp các lệnh trừng phạt sau đó.
Trong kịch bản cơ sở, VCBS kỳ vọng Mỹ sẽ không tiến hành các biện pháp trừng phạt thuế quan trên diện rộng với Việt Nam mà thay vào đó các biện pháp giải quyết vấn đề sẽ được thu xếp qua đàm phán song phương giữa các cơ quan ngoại giao và thương mại hai bên.
Trong trường hợp tiêu cực nhất, VCBS nhận định các mặt hàng có nguy cơ chịu mức điều tra cao cũng sẽ tương đối đặc thù, và có thể không phải là các nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Tuy vậy, VCBS cho rằng trong tương lai thông tin này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới mức độ linh hoạt trong sử dụng công cụ điều hành của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tăng cường dự trữ ngoại hối và điều hành tỷ giá.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ hạn chế hơn việc mua ồ ạt và liên tục lượng lớn USD trên thi trường và đồng thời cần cân nhắc hạ giá mua USD tại một số thời điểm. Trong năm 2021, tỷ giá VND có thể tăng lên so với USD.
Tuy nhiên, việc VND đang chịu áp lực mạnh lên sẽ không ảnh hưởng quá nhiều lên xuất khẩu do xuất khẩu được đóng góp chủ yếu bởi khối FDI và đồng tiền của nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang chịu áp lực tăng giá so với USD.
Hơn thế nữa, việc VND mạnh cũng được nhìn nhận là thông tin tích cực trên góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, nhìn từ góc độ lãi suất, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ ưu tiên sử dụng nhiều hơn các công cụ lãi suất điều hành nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Nói cách khác, điều này sẽ củng cố cho kỳ vọng lãi suất điều hành có thể sẽ giảm thêm trong thời gian tới, phần nào giảm bớt áp lực mạnh lên của đồng nội tệ VND
Với thị trường chứng khoán, chuyên gia của VCBS nhận định trong trung hạn mác thao túng tiền tệ ít khả năng tác động tiêu cực đến xu hướng thị trường, mà chỉ một nhóm nhỏ doanh nghiệp niêm yết có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ chịu ảnh hưởng.
Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ: Doanh nghiệp Việt không nên quá lo lắng
Đất hiếm, vonfram, quặng bô-xít vào tầm ngắm thanh tra
Chuẩn bị thanh tra việc quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm, vonfram, bô xít tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Lai Châu, Đắk Nông và một số doanh nghiệp.
Tập đoàn TH 'cứu' san hô ở Vườn Quốc gia Cát Bà
Với sự tài trợ của Tập đoàn TH, 23 phao neo đã được thả tại Vườn Quốc gia Cát Bà, với tổng diện tích gần 34ha mặt biển được khoanh vùng bảo vệ.
Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 2025
Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 1/1/2025 với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô, di sản văn hóa.
Vietnam Airlines được phép tăng vốn thêm 22.000 tỷ đồng
Vietnam Airlines được Quốc hội duyệt tăng vốn thêm tối đa 22.000 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Ngành điện cần thêm hàng tỷ USD để phục vụ sạc xe điện
Nhu cầu sạc xe điện sẽ gia tăng áp lực lên sản lượng điện và công suất truyền tải, đòi hỏi Việt Nam phải tăng đầu tư cho ngành điện để đáp ứng.
Tận dụng trải nghiệm số để kiến tạo tương lai vững mạnh
Trong thời đại công nghệ số, trải nghiệm số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo dựng nền tảng vững chắc, chinh phục khách hàng và kiến tạo tương lai vững mạnh.
Bổ sung quy định cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản
Luật Địa chất và khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định quan trọng nhằm siết chặt quản lý cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản.