Phát triển bền vững

Doanh nghiệp Việt trên 'bàn cờ' chuyển đổi xanh toàn cầu

Việt Hưng - 18/11/2024 11:31 (GMT+7)

Bức tranh chuyển đổi xanh tại nhiều doanh nghiệp Việt đã phần nào được làm sáng tỏ thông qua câu chuyện anh thợ kiểm kê khí thải tại sự kiện FPT Techday 2024 tổ chức gần đây.

Anh thợ kiểm kê khí thải "bất đắc dĩ"

Bước lên sân khấu đang có sự theo dõi của hàng nghìn người yêu công nghệ, ông Trần Đức Trí Quang, Giám đốc dữ liệu FPT IS, Tập đoàn FPT trong trang phục của một người công nhân, đội mũ bảo hộ trắng, tự nhận mình từng là một anh thợ kiểm kê khí thải "bất đắc dĩ".

"Ban đầu khi đến với công việc kiểm kê khí thải, chúng tôi rất tự tin vì đã nắm rõ các quy trình, phương pháp phân loại phát thải theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng tới khi bắt tay kiểm kê chúng tôi mới vỡ lẽ, hành trình này quả thật gian nan", ông Quang kể lại.

Khó khăn nhất đến từ việc khách hàng yêu cầu FPT cung cấp thông tin phát thải của các sản phẩm, dịch vụ sử dụng từ bên thứ ba, bên cạnh các phát thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh vốn quen thuộc như xăng, điện, gas.

"Tại thời điểm năm 2020, một dòng yêu cầu như vậy từ phía khách hàng đã khiến chúng tôi mất ba tháng để rà soát 1 triệu dòng hóa đơn", ông Quang nhớ lại.

Nhưng đó không phải là con số cuối cùng mà đội ngũ kiểm kê FPT phải tiếp nhận. Tại FPT, một năm trôi qua sẽ có khoảng 10 triệu dòng hóa đơn khai thuế như vậy, từ việc doanh nghiệp phải mua sắm trang thiết bị, máy móc, đến con chuột không dây, bàn phím, USB…

"Một chiếc USB thì phát thải bao nhiêu? Thực sự chúng tôi không biết". Chỉ riêng 10.000 dòng hóa đơn khai thuế đầu tiên, Giám đốc dữ liệu FPT IS đã mất khoảng một tuần để kiểm kê, báo cáo phát thải.

Như vậy, với một triệu dòng, hay 10 triệu dòng sẽ cần 100, thậm chí 1.000 người để làm công việc này. Nhưng rủi ro cao nhất là độ chính xác rất không ổn định do quá trình thực hiện thủ công.

Ông Trần Đức Trí Quang, Giám đốc dữ liệu FPT IS, Tập đoàn FPT - Ảnh: VH

"Chúng tôi chẳng khác nào những người thợ thủ công. Cứ theo cách này, mỗi năm FPT sẽ cần tới có một nhóm hùng hậu chỉ đi đếm như vậy và không thể nào hoàn thành các công việc khác được", ông Quang khẳng định.

Từ đây, đội ngũ FPT đã tạo ra một API có nhiệm vụ trả lời câu hỏi: một sản phẩm bất kì sẽ phát thải như thế nào? Chỉ cần nạp vào dữ liệu, API sẽ trả ra kết quả, một chiếc USB phát thải khoảng 2,6 kg CO2 trong quá trình sản xuất và vận tải.

Nhờ đó, thay vì bỏ ra một tuần xử lý 10.000 dòng hóa đơn, ông Quang chỉ mất chừng 5 giây. Tương tự, với 10 triệu dòng hóa đơn của cả một tập đoàn, việc kiểm kê, báo cáo phát thải chưa cần tới 2 phút.

"Tất nhiên, giải pháp không thể giải quyết được mọi thứ. Nó chỉ giải quyết được 95-96% và vẫn cần tới con người tham gia trong đấy", Giám đốc dữ liệu FPT IS nhấn mạnh.

Trong đó, tinh thần của FPT là mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp, cùng con người, để xanh hóa nền kinh tế. Bắt đầu từ tháng 12/2024, API nói trên sẽ được chia sẻ rộng rãi tới các doanh nghiệp, để tự các doanh nghiệp có thể hình dung và tính toán được những phát thải trong quá trình vận hành.

Ông Trần Đức Trí Quang gọi đây là bước đầu của tiến trình chuyển đổi xanh.

VertZéro sẽ giống như tấm vé thông hành, giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật về phát triển bền vững

Ông Trần Đức Trí Quang, Giám đốc dữ liệu FPT IS, Tập đoàn FPT

Sức ép trên bàn cờ mới

Sở dĩ ông Quang nhắc tới tiến trình chuyển đổi xanh, vì đây đang được xem là một nhiệm vụ thiết thực với doanh nghiệp trên toàn cầu.

Theo thống kê, hơn 147 quốc gia, đại diện cho gần 93% GDP toàn cầu đã cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và lên kế hoạch giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

Trên thế giới và cả Việt Nam, chuyển đổi xanh trở thành một chủ đề nóng. Tại hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết mạnh mẽ và đề ra tầm nhìn đạt phát thải ròng bằng 0 tới năm 2050.

Tại Việt Nam, sau Quyết định số 13 được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành, có hiệu lực vào tháng 10, yêu cầu 2.166 cơ sở sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

"Đây vừa là mệnh lệnh của quốc gia, vừa là kim chỉ nam, động lực truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp trong nước bước vào cuộc chơi toàn cầu hóa", ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc tư vấn chuyển đổi xanh FPT Digital, Tập đoàn FPT nhận định.

Ông Tuấn Anh ví hành trình xanh hóa giống như một "bàn cờ mới", một cuộc chơi không dành riêng cho các quốc gia đã phát triển, mà giờ đã có thêm cả Việt Nam.

Lãnh đạo FPT Digital ví hành trình xanh hóa giống như một "bàn cờ mới" - Ảnh: VH

"Thông thường, các làn sóng chuyển đổi sẽ được dẫn dắt bởi các nước như Mỹ, Châu Âu, hay Trung Quốc. Tuy nhiên, thế giới đã và đang thay đổi. Thế trận chuyển đổi xanh cũng thay đổi. Chúng tôi tin rằng, đây là cơ hội duy nhất và là thời điểm thích hợp để Việt Nam thay đổi vị thế trên 'bàn cờ mới' chuyển đổi xanh toàn cầu", lãnh đạo FPT Digital khẳng định.

Vị chuyên gia tin tưởng, có hai điều mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm được trên "bàn cờ mới" này, đó là giảm thiểu tối đa tổn thương từ các chính sách về phát thải khí nhà kính, và tận dụng thời cơ để có được vị thế thuận lợi hơn các đối thủ cạnh tranh trong chuỗi cung ứng mới.

Lợi thế của Việt Nam trong cuộc đua chuyển đổi xanh là trữ lượng năng lượng tái tạo lớn nhất Đông Nam Á với công suất 1.000 GW (theo số liệu báo cáo của IRENA), vượt qua cả Indonesia - quốc gia có diện tích gấp sáu lần Việt Nam.

Thêm vào đó, với vị trí địa chính trị quan trọng và vai trò ngày càng lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam có quyền tin tưởng rằng với chứng chỉ xanh sẽ ngày càng khẳng định là một điểm đến tốt nhất ASEAN dành cho các nhà đầu tư mỏ neo.

"Chuyển đổi xanh sẽ còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam thu hút tài chính xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, gia tăng doanh thu, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đồng thời tạo điều kiện tiếp cận các công nghệ mới nhất trên thế giới, khi vốn dĩ các công nghệ đòi hỏi làm lượng xanh và bền vững rất cao", ông Tuấn Anh tin tưởng.

Chuyển đổi xanh vừa là mệnh lệnh quốc gia, vừa là kim chỉ nam, động lực truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp trong nước bước vào cuộc chơi toàn cầu hóa

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc tư vấn chuyển đổi xanh FPT Digital, Tập đoàn FPT

Dẫn lối chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt

Nhìn sang các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Mitsubishi đã biết kết hợp chuyển đổi xanh với chuyển đổi số hướng tới mục tiêu giảm lượng phát thải xuống 50% vào năm 2030.

Hãng này đã yêu cầu các kỹ sư giỏi nhất của mình đưa ra các sáng kiến mới để hoàn thành kế hoạch đề ra, vận dụng từ công nghệ tái chế, nghiên cứu nguyên liệu mới, cho tới sử dụng các nguồn năng lượng không phát thải như: hydro, amonia.

Và thứ không thể thiếu trong các sáng kiến này, đó là công nghệ. Với công nghệ, tiến trình xanh hóa đã được Mitsubishi thúc đẩy nhanh và hiệu quả hơn.

Hay một minh chứng khác là khu công nghiệp Kalundborg tại Đan Mạch, đã áp dụng các công nghệ thu hồi phát thải, thu hồi nhiệt để từ đó cung cấp năng lượng cho các hộ dân và nhà máy xung quanh. Kết quả là Kalundborg có chi phí vận hành thấp hơn từ 25-30% so với các khu công nghiệp khác.

Từ 30 năm trước, Việt Nam đã bước vào làn sóng chuyển đổi số, tới nay là chuyển đổi xanh và xa hơn là chuyển đổi thông minh áp dụng trí tuệ nhân tạo vào toàn bộ quá trình sản xuất, cung ứng.

Với làn sóng chuyển đổi xanh, đội ngũ FPT đã chọn từ khóa "đồng hành". Bởi mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi xanh là góp phần làm cho trái đất xanh hơn, đồng nghĩa không một quốc gia, tổ chức, hay doanh nghiệp nào có thể hoạt động riêng lẻ trong tiến trình này.

"Với năng lực về công nghệ, FPT mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh, cũng như cùng nhau khai thác những cơ hội mới trong tương lai", đại diện FPT nói.

FPT và Akila ký kết hợp tác hướng tới phát triển công nghệ trong kiểm kê khí thải carbon - Ảnh: VH

Đó là lý do gần đây FPT đã thương mại hóa nền tảng kiểm kê khí nhà kính có tên VertZéro thông qua số hóa quy trình thu thập, tính toán, báo cáo và kiểm kê khí thải, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tích hợp với các công cụ báo cáo ESG nhằm minh bạch hóa số liệu và các mục tiêu bền vững.

Hiện nay, VertZéro cung cấp hơn 90.000 hệ số phát thải, phục vụ doanh nghiệp tại 190 quốc gia, hợp tác cùng hơn 30 đối tác trong hệ sinh thái chuyển đổi xanh toàn cầu, từ các sàn giao dịch tín chỉ carbon đến các công ty giải pháp giảm thải.

Giải pháp giúp tối ưu hóa 80% quy trình báo cáo và hơn 120 giải pháp giảm phát thải đạt chuẩn quốc tế như SBTi và MACC, giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, nâng cao vị thế cạnh tranh và mở rộng thị trường.

"Chúng tôi tin rằng, VertZéro sẽ giống như tấm vé thông hành, giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật về phát triển bền vững, vốn dĩ rất khắt khe từ các thị trường phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu", phía FPT thông tin.

Trước hết, đối tượng ứng dụng VertZéro là các doanh nghiệp phục vụ thị trường xuất khẩu. Sau đó là các doanh nghiệp đang nằm trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như tất cả các doanh nghiệp tin vào con đường phát triển bền vững.

Hiện tại, FPT đang tích cực thúc đẩy kết nối mạng lưới chuyên gia và đối tác toàn cầu tới từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhằm chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và công nghệ nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận lộ trình thực hành chuyển đổi xanh theo tiêu chuẩn toàn cầu.

Tại FPT Techday 2024, FPT và Akila ký kết hợp tác hướng tới phát triển công nghệ trong kiểm kê khí thải carbon, tận dụng nền tảng dữ liệu "digital twin" trong ngành bất động sản để phát triển bền vững và tối ưu hóa hiệu suất sử dụng năng lượng. Akila là nhà cung cấp phần mềm hàng đầu chuyên về các giải pháp số hóa và công nghệ giảm thiểu carbon cho ngành bất động sản tại Singapore.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  7 tháng
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.
Ý kiến ( 0)
Gỡ nút thắt nguồn lực cho chuyển đổi xanh

Gỡ nút thắt nguồn lực cho chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  6 tháng

Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.

Mô hình 3R trong chuyển đổi xanh ở Masan High-Tech Materials

Mô hình 3R trong chuyển đổi xanh ở Masan High-Tech Materials

Phát triển bền vững -  6 tháng

Masan High-Tech Materials phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tập trung vào tái chế, phát triển sản phẩm xanh và hướng đến tăng trưởng xanh.

UBND tỉnh Bình Định và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Bình Định và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp -  6 tháng

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  3 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  4 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  4 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  6 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Tủ sách quản trị -  3 giờ

Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Doanh nghiệp -  9 giờ

Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Doanh nghiệp -  11 giờ

Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  16 giờ

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.