Phát triển bền vững
Mô hình 3R trong chuyển đổi xanh ở Masan High-Tech Materials
Masan High-Tech Materials phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tập trung vào tái chế, phát triển sản phẩm xanh và hướng đến tăng trưởng xanh.
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong áp dụng chiến lược phát triển bền vững dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn, Masan High-Tech Materials đặt trọng tâm vào tái chế, phát triển sản phẩm xanh và tăng trưởng xanh.
Công ty thực hành phát triển bền vững thông qua mô hình 3R: giảm thiểu (Reduce) – tái sử dụng (Reuse) – tái chế (Recycle), với mục tiêu tối ưu hóa tài nguyên và giảm thiểu rác thải.
Ông Craig Richard Bradshaw, Tổng giám đốc Masan High-Tech Materials, nhấn mạnh cam kết xây dựng môi trường thân thiện thông qua việc tuần hoàn nước thải, tối ưu hóa năng lượng và thực hiện các sáng kiến trung hòa carbon.
Cụ thể, tỷ lệ tái chế rác thải của công ty này đạt hơn 30% trên tổng khối lượng phát sinh, trong khi khoảng 7,8 triệu m3 nước thải được tái sử dụng, chiếm 76,1% tổng lượng nước tiêu thụ trong năm 2023.
Nhà máy chế biến sâu vonfram của Masan High-Tech Materials đạt tỷ lệ tái chế chất thải trên 80%, tổng giám đốc công ty cho biết tại hội thảo "Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn" do báo Đầu tư tổ chức mới đây.
Không chỉ dừng lại ở mô hình 3R, công ty còn triển khai các sáng kiến trung hòa carbon, bao gồm kiểm kê khí nhà kính, giảm tiêu thụ năng lượng và phục hồi môi trường. Nhà máy tại Việt Nam đã tiết kiệm được 14.409 GJ điện năng, tương đương 973,4 tấn CO2, trong năm qua.
Thông qua các chương trình phục hồi cải tạo môi trường, công ty đã trồng hơn 2.000 cây xanh tại các khu vực của bãi thải đất đá, với 64ha diện tích được cải tạo phục hồi và phủ xanh.
Nhằm tiết giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm lượng phát thải khí nhà kính và triển khai tiết kiệm năng lượng trong tất cả các nhà máy trên toàn cầu, công ty thực hiện chuyển đổi xanh thông qua các quy trình mới có công suất và hiệu suất cao hơn mà tiêu hao phụ liệu ít hơn.
Masan High-Tech Materials thúc đẩy công nghệ tái chế nhằm chuyển đổi dòng chất thải thành các sản phẩm có giá trị gia tăng, tái chế quặng nghèo, xin cấp phép xây dựng nhà máy tái chế vonfram.

Ông Craig cho biết, các sản phẩm của Masan High-Tech Materials không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn của ngành công nghiệp xanh mà còn đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đổi xanh với việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp pin điện…và sản xuất bền vững. Qua đó, công ty xây dựng một hệ sinh thái năng lượng sạch, giúp bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo lãnh đạo Masan High-Tech Materials, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu khoáng sản quan trọng, các nước phương Tây buộc phải tìm nguồn cung mới, đã mở ra cơ hội lớn cho các nhà sản xuất vonfram ngoài Trung Quốc.
Nhu cầu vonfram cũng đang gia tăng mạnh mẽ nhờ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh toàn cầu, đặc biệt trong sản xuất tuabin gió, pin xe điện và tấm pin mặt trời.
Ông Craig cho biết, công ty tập trung vào nghiên cứu và phát triển các ứng dụng mới của quặng đuôi và dòng thải trong nhiều ngành công nghiệp nhằm mở rộng năng lực tái chế.
Masan High-Tech Materials hiện sở hữu hai trung tâm nghiên cứu tiên tiến tại Đức và Việt Nam, với hơn 105 bằng sáng chế được áp dụng rộng rãi. Công ty cũng tham gia chương trình "Đổi mới sáng tạo vì cuộc cách mạng năng lượng" do Chính phủ Đức tài trợ, nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất kim loại cứng từ quặng và phế liệu.
Bên cạnh áp dụng các thông lệ tốt nhất trong hoạt động khai khoáng và sản xuất vật liệu, Masan High-Tech Materials không ngừng thúc đẩy chương trình cải tiến liên tục nhằm đổi mới hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Doanh nghiệp này khuyến khích nhân sự chủ động đề xuất các sáng kiến nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, các sáng kiến liên quan đến chuyển đổi xanh và sản xuất xanh, bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu Net Zero.
Các giải thưởng như Kaizen Awards và Innovation Awards được tổ chức định kỳ thường niên để phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo từ trong nội bộ, ghi nhận và áp dụng vào thực tế những sáng kiến cải tiến quy trình, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa tài nguyên, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Ngoài ra, công ty cũng hướng tới mục tiêu xây dựng một cơ cấu chi phí vừa cạnh tranh vừa bền vững với ba trụ cột chính: tinh gọn tổ chức, tối ưu hóa chi phí toàn diện, nâng cao quy trình sản xuất và mở rộng phạm vi sản phẩm.
Bền vững và lợi nhuận có thể song hành
Bền vững hóa chuỗi sản xuất xe điện
Thông qua việc cung ứng những thiết bị, dây chuyền sản xuất và giải pháp công nghệ tiên tiến giúp giảm tiêu hao tài nguyên, giảm khí thải, tối ưu hóa quy trình và giá thành sản xuất, Tập đoàn Bühler đóng góp tích cực vào một tương lai bền vững cho chuỗi sản xuất xe điện tại Việt Nam cũng như toàn thế giới.
Việt Nam nhận 5 triệu USD phát triển đô thị bền vững
Phát triển đô thị bền vững sẽ có thêm nguồn lực hỗ trợ, đồng thời, giúp Việt Nam quản lý các rủi ro và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững
Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu
Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.
Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ
Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.