Việt Nam có thể trở thành điểm nóng an ninh mạng toàn cầu
Phương Anh
Thứ tư, 24/01/2018 - 15:06
Với việc tăng trưởng số lượng người dùng, các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia và Indonesia sẽ trở thành điểm nóng của các hoạt động đáng ngờ trên các trang web.
Những năm gần đây, Đông Nam Á nổi lên là khu vực tăng trưởng mạnh của lĩnh vực kỹ thuật số và sáng tạo, chủ yếu do kết nối Internet tốt hơn và sự tích hợp điện thoại thông minh. Nền kinh tế Internet của khu vực này được dự báo sẽ đạt 200 tỷ USD vào năm 2025.
Việc kết nối Internet nhiều hơn cũng gia tăng các mối đe dọa liên quan đến an ninh mạng. Những mối đe dọa ngày càng trở nên phức tạp và đòi hỏi nhiều nỗ lực từ nhiều bên để có thể giải quyết được.
Một báo cáo mới đây từ công ty tư vấn toàn cầu A.T. Kearney đã chỉ ra rằng, các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tăng chi tiêu đáng kể cho vấn đề an ninh mạng nhằm giải quyết các mối đe dọa liên quen đến kỹ thuật số.
Nếu việc tăng chi tiêu không được diễn ra, khoảng 1.000 doanh nghiệp hàng đầu khu vực này sẽ mất đi gần 750 tỷ USD vốn hóa thị trường và khiến sự đổi mới kỹ thuật số tại đây có khả năng bị trật bánh.
Các vụ tấn công vào an ninh mạng sẽ khiến các công ty phải tốn kém, không chỉ để khắc phục các vấn đề mà sự cố thường kéo dài và trong nhiều trường hợp, có thể kéo công ty vào các vụ kiện tụng và phạt tiền.
Tin tặc đang lợi dụng hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu an toàn tại các nước này để khởi động các cuộc tấn công an ninh mạng.
Theo ông Naveen Menon, chủ tịch Cisco tại khu vực Đông Nam Á, một sự vi phạm về dữ liệu có thể tạo ra sự mất mát lòng tin đáng kể và từ đó, điều này sẽ tác động trực tiếp lên vốn hóa thị trường. Ông Menon cho rằng, trung bình các công ty sẽ thua lỗ từ 10% đến 35% thị phần.
Theo ông Menon, các nền kinh tế đang chuyển dần qua trực tuyến một cách nhanh chóng và những chi tiêu hiện tại không đủ để có thể bảo vệ mọi thứ. Do với các quốc gia khác, ASEAN hiện nay đang chi tiêu ít hơn trong vấn đề này.
Năm 2017, trung bình các quốc gia chi 0,13% GDP cho an ninh mạng nhưng tất cả các quốc gia ASEAN chỉ dành 0,06%, tương đương 1,9 tỷ USD. Singapore là quốc gia duy nhất tại khu vực chi tiêu nhiều hơn mức trung bình toàn cầu.
ASEAN được khuyến nghị cần tăng chi tiêu cho an ninh mạng từ 0,35% tới 0,61% GDP, tương đương 171 tỷ USD trong giai đoạn 2017 - 2025.
Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên ASEAN cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn để thiết lập một khung chung về an ninh mạng, chia sẻ thông tin về các mối đe dọa và giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong ngành cũng như tăng tài trợ cho nghiên cứu an ninh mạng.
Theo chuyên gia an ninh mạng, Chính phủ và các doanh nghiệp phải chủ động hơn để xây dựng trung tâm an toàn thông tin ngay trong tổ chức trước nguy cơ tấn công mạng trên quy mô lớn trong năm 2018.
Công ty Dịch vụ Mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) tại Tân Sơn Nhất đã tiến thêm một bậc trong bảng xếp hạng chất lượng dịch vụ toàn cầu của hãng hàng không Eva Air.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.