Việt Nam thăng hạng cạnh tranh: Tín hiệu tốt nhưng chưa bền
Việc thăng hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam được đánh giá là tín hiệu đáng mừng, có tác động tích cực đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Mặc dù có sự tăng trưởng điểm, Việt Nam vẫn sụt giảm 3 bậc trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu.
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh Toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm 2018 mới được công bố bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 77 trong tổng số 140 quốc gia được xếp hạng, tụt 3 bậc so với năm trước đó.
Tuy nhiên năm ngoái bảng xếp hạng của WEF chỉ có 135 quốc gia. Năm nay, Việt Nam đạt 58,1 điểm, tăng nhẹ so với mức 57,9 của năm trước.
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của WEF năm 2018 đánh giá 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thang điểm 0 – 100 dựa vào 12 yếu tố chính.
Theo đó, Việt Nam đạt điểm số cao nhất ở trụ cột “sức khỏe” trong mục liên quan đến vốn nhân lực với 81 điểm, gia tăng so với mức 80,3 điểm của năm ngoái.
“Năng lực sáng tạo” là yếu tố Việt Nam được đánh giá thấp nhất, với 33,4 điểm, xếp thứ 82 trên toàn cầu.
WEF năm nay đã sử dụng một phương pháp xếp hạng mới nhằm nắm bắt toàn bộ động lực của nền kinh tế toàn cầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhận định các yếu tố có tác động lớn nhất đến việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong tương lai, bao gồm sản sinh ý tưởng, văn hóa kinh doanh, sự cởi mở và nhanh nhẹn.
Chỉ số này cũng cho thấy tầm nhìn chung về năng lực cạnh tranh đã bị thay đổi bởi làn sóng của công nghệ mới.
Với mức điểm 85,6/100, Mỹ được đánh giá là quốc gia tiệm cận gần nhất với sự cạnh tranh, quay trở lại vị trí đầu tiên sau 1 thập kỷ. WEF cho biết hiện còn quá sớm để xem xét ảnh hưởng từ chính sách thương mại của chính quyền Donald Trump đến xếp hạng của quốc gia này.
Ngoài Mỹ, nhiều nền kinh tế G20 khác cũng lọt vào top 10 như Đức (vị trí thứ 3), Nhật Bản (thứ 5), Vương quốc Anh (thứ 8).
Việc thăng hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam được đánh giá là tín hiệu đáng mừng, có tác động tích cực đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018 vừa được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố vào ngày thứ Tư (27/9), xếp hạng Việt Nam ở vị trí 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với 5 năm trước.
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.