Vietjet đặt kế hoạch 2021 doanh thu hợp nhất tăng 20%

Lan Chi Thứ tư, 30/06/2021 - 10:06

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2021, tổng kết một năm kinh doanh, vượt qua đại dịch, biểu quyết thông qua báo cáo kiểm toán 2020, kế hoạch phát triển năm 2021.

Đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet đã thông qua kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2021 tăng 20% so với năm 2020 (Ảnh: Hữu Tài)

Báo cáo tại đại hội cho biết khởi đầu năm 2021, thị trường hàng không có dấu hiệu khởi sắc, Vietjet đã xây dựng kế hoạch kinh doanh 2021 với thông điệp “Trở lại bầu trời”, tăng trưởng kinh doanh nội địa và sẵn sàng cho kinh doanh quốc tế từ tháng 7/2021.

Với diễn biến của dịch Covid-19, đại hội đã thông qua Nghị quyết xây dựng lại kế hoạch kinh doanh thận trọng năm 2021. Cụ thể, Vietjet đặt kế hoạch 2021 với doanh thu vận tải hàng không đạt 15.500 tỉ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 21.900 tỉ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2020 nhờ vào việc thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu vận tải hàng hóa, mở rộng kinh doanh dịch vụ hàng không mới, dịch vụ đào tạo nhân lực, dịch vụ sửa chữa kỹ thuật tàu bay, đầu tư dự án và tài chính bên cạnh vận tải hàng không, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi.

Vietjet tiếp tục chiến lược xác định khách hàng là trọng tâm, nỗ lực đổi mới, sáng tạo; ứng dụng công nghệ vào tất cả các dịch vụ và công tác vận hành, tăng tốc hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ khách hàng; đạt tỉ lệ lấp đầy chuyến bay trên 80%, tỉ lệ đúng giờ trên 90%, tổng số hành khách vận chuyển 15 triệu lượt khách trên toàn mạng bay.

Hãng cũng tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị cho Học viện Hàng không Vietjet; đầu tư công viên công nghệ, đón nhận các hoạt động, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ hàng không…, đưa Vietjet vào nhóm những hãng hàng không hàng đầu thế giới.

Về kết quả kinh doanh kiểm toán năm 2020, doanh thu của công ty mẹ năm 2020 đạt 15.203 tỉ đồng và lỗ hoạt động vận tải hàng không chỉ ở mức 1.453 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với dự kiến. Doanh thu hợp nhất đạt 18.220 tỉ đồng và lợi nhuận hợp nhất đạt 68 tỉ đồng. Với kết quả trên, Vietjet trở thành một trong số ít các hãng hàng không trên thế giới duy trì được toàn bộ hoạt động khai thác chính, không để người lao động mất việc làm và đạt kết quả kinh doanh có lợi nhuận trong năm 2020.

Báo cáo tài chính kiểm toán 2020 ghi nhận tổng tài sản của Vietjet đạt 45.197 tỉ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.325 tỉ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu ở mức thấp 0,66 lần và chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,28 lần, mức tốt trong ngành hàng không thế giới.

Vietjet đặt kế hoạch 2021 doanh thu hợp nhất tăng 20%
Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định phía trước là tương lai tốt đẹp (Ảnh: Hữu Tài)

Năm 2020, Vietjet đã mở 8 đường bay nội địa mới, chuyên chở trên 15 triệu khách hàng trên toàn mạng bay và thực hiện gần 79.000 chuyến bay với hơn 120.000 giờ bay an toàn, hệ số sử dụng ghế đạt trên 80%, tỉ lệ đúng giờ đạt trên 90% - tỉ lệ cao trên thế giới. Vietjet là hãng hàng không có độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,64%, được AirlineRatings xếp hạng 7/7 sao về an toàn, được bình chọn là hãng hàng không chi phí thấp an toàn nhất thế giới năm 2020.

Vietjet đã chủ động áp dụng phương thức khai thác mới, phát triển mảng vận tải hàng hóa, vận chuyển được hơn 60.000 tấn hàng hóa với gần 1.200 chuyến bay. Vietjet trở thành hãng hàng không đầu tiên ở Việt Nam được phê chuẩn vận chuyển hàng hóa trong khoang hành khách – CIPC. Thông qua các thỏa thuận liên danh, Vietjet đã vận chuyển hàng hóa tới châu Mỹ, châu Âu, gia tăng nguồn thu cho công ty mẹ. Vietjet được tạp chí về vận tải hàng không Payload Asia vinh danh là “Hãng hàng không vận chuyển hàng hoá trong khoang hành lý tốt nhất của năm” và “Hãng hàng không chi phí thấp có hoạt động vận chuyển hàng hoá tốt nhất năm”.

Năm 2020 cũng là năm đầu tiên Vietjet đưa vào vận hành Trung tâm Khai thác Mặt đất Vietjet (VJGS) tại sân bay quốc tế Nội Bài góp phần nâng cao chất lượng, dịch vụ, giảm chi phí thuê ngoài.

Vietjet tăng cường các chương trình đào tạo cho nhân viên, học viên tại Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) trong suốt năm 2020 với hơn 47.300 giờ đào tạo. VJAA hợp tác với nhà sản xuất máy bay Airbus đã lắp đặt mới buồng đào tạo lái mô phỏng (SIM) thứ hai nhằm nâng cao năng lực đào tạo phi công, đưa VJAA trở thành trung tâm đào tạo và thực hành hàng không hiện đại nhất trong khu vực…

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Vietjet tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ hành khách và cộng đồng thông qua các chuyến bay giải tỏa khách, các chuyến bay vận chuyển miễn phí hàng hóa cho người dân vùng bị thiệt hại bão lũ miền Trung Việt Nam, tặng khẩu trang y tế cho người dân các nước Pháp, Anh, Đức, Mỹ…, lan tỏa tinh thần sống tốt, sống đẹp của người Vietjet đến với cộng đồng trong nước và quốc tế.

Tại đại hội, các cổ đông đã thông qua Tờ trình báo cáo phân phối lợi nhuận theo Nghị quyết 01-2020 tại Đại hội cổ đông năm 2020 và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021. Theo đó, hội đồng quản trị tiếp tục thực hiện chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu theo Nghị quyết 01-2020, tập trung nguồn lực cho vận tải hàng không và giao hội đồng quản trị quyết định kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021.

Nhằm đảm bảo cho Vietjet chuẩn bị nguồn lực để phát triển an toàn và hiệu quả khi thị trường quay trở lại, đại hội đã thông qua và giao hội đồng quản trị quyết định phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành chào bán cổ phần riêng lẻ tối đa 15% vốn điều lệ và phương án phát hành trái phiếu quốc tế 2021-2022 trị giá 300 triệu USD tăng cường giá trị nội tại cho phép Vietjet thực hiện thành công chiến lược nâng cao năng lực tài chính, tiếp tục phát triển bền vững.

Đại hội cũng thông qua phương án chào bán 10 triệu cổ phiếu cho người lao động để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khích lệ tinh thần làm việc và sự gắn bó lâu dài của người lao động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Vietjet.

Tại đại hội, ông Đinh Việt Thắng, cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, đánh giá cao những nỗ lực của Vietjet trong áp dụng các giải pháp tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động suốt giai đoạn dịch, đặc biệt là việc chấp hành các quy định về phòng chống Covid-19, tham gia tích cực các chiến dịch, các chương trình của Chính phủ như giải tỏa người Việt Nam ở nước ngoài về nước, vận chuyển trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch.

Cũng phát biểu tại đại hội, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông – vận tải, ghi nhận trong năm 2020 Vietjet đã có nhiều đóng góp vào sự tăng trưởng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. “Bộ Giao thông vận tải đánh giá cao sự năng động của Vietjet trong quản lý điều hành. Trước dịch, Vietjet là hãng hàng không có hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn nhất và lợi nhuận năm 2019 cao nhất trong ngành hàng không . Chúng tôi tin rằng sau đại dịch, Vietjet tiếp tục duy trì tốt kết quả sản xuất kinh doanh”, ông Tuấn khẳng định.

Với thông tin tích cực từ chương trình vắc xin tại Việt Nam, khu vực và diễn biến tích cực của ngành hàng không tại Mỹ và châu Âu, đại hội bày tỏ niềm tin tưởng vào sự chỉ đạo và định hướng sát sao của hội đồng quản trị và sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của Ban Điều hành cùng những nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên. Ban Điều hành cam kết tiếp tục đưa Vietjet đi qua đại dịch, đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và bền vững khi nền kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP ở mức 6,7%; và kinh tế toàn cầu đang hồi phuc trở lại.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, khẳng định: “Phía trước là tương lai tốt đẹp, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ, không ngừng nghỉ để tương lai ấy đến gần hơn”.

Bản lĩnh của Vietjet trong bão Covid-19

Bản lĩnh của Vietjet trong bão Covid-19

Doanh nghiệp -  3 năm
Giữa lúc ngành hàng không trên toàn thế giới gần như tê liệt trước sức càn quét kinh hoàng của đại dịch Covid-19, Vietjet – một hãng hàng không tư nhân của Việt Nam vẫn kiên cường vượt qua bao sóng gió.
Bản lĩnh của Vietjet trong bão Covid-19

Bản lĩnh của Vietjet trong bão Covid-19

Doanh nghiệp -  3 năm
Giữa lúc ngành hàng không trên toàn thế giới gần như tê liệt trước sức càn quét kinh hoàng của đại dịch Covid-19, Vietjet – một hãng hàng không tư nhân của Việt Nam vẫn kiên cường vượt qua bao sóng gió.
Vietjet mở lại đường bay thương mại tới Hàn Quốc

Vietjet mở lại đường bay thương mại tới Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Hãng hàng không Vietjet chính thức khai thác trở lại 2 chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên mang số hiệu VJ962 từ Hà Nội đi Seoul (Incheon, Hàn Quốc) và VJ862 từ TP. HCM đi Seoul (Incheon, Hàn Quốc) sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Vietjet mở lại đường bay quốc tế từ 29/9

Vietjet mở lại đường bay quốc tế từ 29/9

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Hãng hàng không Vietjet khai thác trở lại các chuyến bay thường lệ tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) để đáp ứng nhu cầu học tập, lao động và đi lại an toàn của hành khách.

Vietjet mở lại các đường bay thường lệ tới Đà Nẵng

Vietjet mở lại các đường bay thường lệ tới Đà Nẵng

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Căn cứ theo quyết định của Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam, Vietjet khôi phục các đường bay nội địa đến và đi từ Đà Nẵng trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Vietjet đưa 800 khách từ tâm dịch Đà Nẵng về nhà

Vietjet đưa 800 khách từ tâm dịch Đà Nẵng về nhà

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Sáng ngày 13/8, chuyến bay VJ2737 cất cánh, đưa 230 hành khách "mắc kẹt" tại thành phố Đà Nẵng về lại Hà Nội.

Đất hiếm, vonfram, quặng bô-xít vào tầm ngắm thanh tra

Đất hiếm, vonfram, quặng bô-xít vào tầm ngắm thanh tra

Tiêu điểm -  3 giờ

Chuẩn bị thanh tra việc quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm, vonfram, bô xít tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Lai Châu, Đắk Nông và một số doanh nghiệp.

Tập đoàn TH 'cứu' san hô ở Vườn Quốc gia Cát Bà

Tập đoàn TH 'cứu' san hô ở Vườn Quốc gia Cát Bà

Phát triển bền vững -  3 giờ

Với sự tài trợ của Tập đoàn TH, 23 phao neo đã được thả tại Vườn Quốc gia Cát Bà, với tổng diện tích gần 34ha mặt biển được khoanh vùng bảo vệ.

Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 2025

Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 2025

Tiêu điểm -  3 giờ

Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 1/1/2025 với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô, di sản văn hóa.

Vietnam Airlines được phép tăng vốn thêm 22.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines được phép tăng vốn thêm 22.000 tỷ đồng

Tài chính -  6 giờ

Vietnam Airlines được Quốc hội duyệt tăng vốn thêm tối đa 22.000 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Ngành điện cần thêm hàng tỷ USD để phục vụ sạc xe điện

Ngành điện cần thêm hàng tỷ USD để phục vụ sạc xe điện

Phát triển bền vững -  8 giờ

Nhu cầu sạc xe điện sẽ gia tăng áp lực lên sản lượng điện và công suất truyền tải, đòi hỏi Việt Nam phải tăng đầu tư cho ngành điện để đáp ứng.

Tận dụng trải nghiệm số để kiến tạo tương lai vững mạnh

Tận dụng trải nghiệm số để kiến tạo tương lai vững mạnh

Tủ sách quản trị -  8 giờ

Trong thời đại công nghệ số, trải nghiệm số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo dựng nền tảng vững chắc, chinh phục khách hàng và kiến tạo tương lai vững mạnh.

Bổ sung quy định cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản

Bổ sung quy định cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản

Tiêu điểm -  13 giờ

Luật Địa chất và khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định quan trọng nhằm siết chặt quản lý cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản.