Động thái “chưa từng có tiền lệ” trước khi cổ phiếu VPBank lên sàn
Các nhà đầu tư nước ngoài đã mạnh tay gom cổ phiếu VPBank với mức giá mà chính người trong cuộc cũng không ngờ.
Diễn biến giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) trong buổi sáng của ngày giao dịch đầu tiên trên HSX đã không “đẹp” như kỳ vọng, bất chấp hàng loạt những thông tin tốt được tung ra trước ngày chào sàn.
Những thông tin tích cực trước ngày lên sàn chưa phải là bệ đỡ vững chắc để hỗ trợ cổ phiếu VPBank soán ngôi Vietcombank.
Diễn biến giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) trong buổi sáng của ngày giao dịch đầu tiên trên HSX đã không “đẹp” như kỳ vọng, bất chấp hàng loạt những thông tin tốt được tung ra trước ngày chào sàn.
Những tưởng VPB sẽ soán ngôi VCB (Vietcombank) để trở thành cổ phiếu ngân hàng đắt giá nhất thời điểm này khi có khởi đầu thuận lợi ở những phút giao dịch đầu tiên.
VPB đã có giá trị giao dịch kỷ lục ngay phiên ATO với tổng cộng 46 triệu cổ phiếu được khớp ở giá tham chiếu là 39.000 đồng, tương ứng giá trị gần 1.800 tỷ đồng.
Đặc biệt, khối ngoại một lần nữa mạnh tay gom, khi móc hầu bao 1.450 tỷ đồng mua hơn 37,3 triệu cổ phiếu ngay trong phiên đầu.
Trước đó, khối ngoại cũng đã bất ngờ gom mạnh cổ phiếu VPB. Cuối năm 2016, khối ngoại chưa sở hữu cổ phiếu VPB nào thì đến thời điểm trước niêm yết đã nắm giữ 314 triệu cổ phiếu, chiếm 22,34% vốn điều lệ của VPBank. Giá mua của khối ngoại được chốt bằng mức giá tham chiếu ngày chào sàn.
Những thông tin tích cực về lợi nhuận 7 tháng đầu năm đã đạt hơn 4.100 tỷ đồng, những kế hoạch đầy tham vọng về lợi nhuận của năm nay và năm tới áp sát những ‘ông lớn’ ngân hàng nhà nước như Vietcombank, BIDV và Vietinbank cùng với lực đỡ của khối ngoại đã không giúp cổ phiếu VPB duy trì được giá tham chiếu.
Sau phiên ATO, lực bán đã bắt đầu tăng mạnh và đến thời điểm 11h00, giá khớp lệnh chỉ còn 36.500 đồng, với gần 48,6 triệu cổ phiếu được trao tay.
Thậm chí, giá cổ phiếu VPB đã có lúc rớt xuống mức thấp nhất là 33.000 đồng.
Trong khi đó, cổ phiếu VCB của Vietcombank vẫn ổn định ở mức 37.300 – 37.550 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, VPB chỉ soán ngôi VCB được ít phút, sau đó phải nhường lại ngôi ‘cổ phiếu vua’ cho VCB.
Mặc dù vậy, ở vùng giá này, VPBank vẫn có thể xác lập vị thế là ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, vượt cả MB, Sacombank và Eximbank. Giá trị vốn hoá của VPB chỉ thua 3 ‘ông lớn’ là Vietcombank, Vietinbank và BIDV.
Tính đến quý II/2017, tổng tài sản VPBank đạt hơn 248.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu khoảng 19.500 tỷ đồng. Xét về 2 chỉ số này, VPBank chỉ đứng thứ 8 về tổng tài sản và thứ 6 về vốn chủ sở hữu.
Nhưng đây là ngân hàng có chỉ số sinh lời tốt nhất hệ thống hiện nay, với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 xoay quanh mức 27-28%, gấp khoảng 4 lần so với 3 ngân hàng lớn nhất là Vietcombank, BIDV và Vietinbank.
Tuy nhiên, vào cuối phiên chiều, VPB dần lấy lại phong độ và đã có màn lội ngược dòng ngoạn mục, chốt ngày giao dịch ở mức giá bằng đúng giá tham chiếu và trở thành cổ phiếu ngân hàng đắt giá nhất trên sàn chứng khoán.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã mạnh tay gom cổ phiếu VPBank với mức giá mà chính người trong cuộc cũng không ngờ.
Với giá tham chiếu 39.000 đồng/cổ phiếu khi lên sàn vào ngày 17/8, gia đình Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank Ngô Chí Dũng sẽ lọt vào danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.
Những cổ đông lớn của VPBank đều đã từng kinh doanh ở các nước thuộc Liên Xô cũ.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.