Diễn đàn quản trị
'Vua rác' David Dương: 'Sẽ im lặng nếu khủng hoảng truyền thông quá nặng'
Trong nhiều trường hợp khủng hoảng xảy ra, im lặng cũng là một cách đối phó hay. Một đề tài người ta nói mãi cũng sẽ nhàm chán. Người đọc sẽ nhanh chóng bị những thông tin mới khác gây chú ý, ông David Dương cho biết.

Ở Việt Nam, với hơn 40 triệu người sử dụng Facebook, hơn 70% sử dụng smartphone ở đô thị và 50% ở nông thôn, khi một doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng truyền thông sẽ phải chịu áp lực rất lớn trong cộng đồng.
Chia sẻ tại chương trình “Cà phê doanh nhân” với chủ đề “Mạng xã hội và khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp” do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM vừa tổ chức cuối tuần qua, CEO David Dương cho biết, Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) luôn sống chung với khủng hoảng truyền thông kể từ khi thành lập. Để có thể vượt qua và sống sót, công ty luôn làm theo 2 nguyên tắc sau: Điều nghiên kỹ càng và im lặng nếu khủng hoảng quá nặng.
Theo ông David Dương, Tổng giám đốc VWS, khi khủng hoảng truyền thông diễn ra, nhiều khi phản ứng nhanh quá cũng chưa hẳn đã tốt, có khi khiến khủng hoảng đi mau và lan rộng hơn. Trước tiên, chúng ta cần phải bình tĩnh, kiểm tra kỹ thực hư sự việc và tin đồn. Sau đó, tỉnh táo đánh giá mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng. Khủng hoảng này sẽ nằm ở mức độ nào? Nó sẽ đi bao xa? Cuối cùng, chúng ta mới lên các phương án cụ thể để xử lý nó.
"Thật ra, bãi rác Đa Phước mà công ty tôi quản lý lý chỉ rộng 128ha. Trong toàn khu vực rộng tới 800ha, có rất nhiều công ty khác hoạt động, như công ty sản xuất phân, nghĩa trang, lò thiêu, bùn…, nhưng hễ có mùi là đổ lỗi cho Đa Phước. Vì cái tên Đa Phước khiến độc giả quan tâm hơn", ông Dương nói.
Dù biết thế, song doanh nhân Việt kiều này ít khi giải thích. Theo ông, giải thích nhiều khi còn khiến khủng hoảng bùng phát hơn, như đổ thêm dầu vào lửa. Ông thường cử giám đốc đối ngoại và giám đốc tài chính đến điều nghiên và đề ra cho ông các phương án giải quyết, mức chi phí.
Theo lý giải của ông Dương, vì công việc quá nhiều, di chuyển nhiều, nên không thể ra mặt giải quyết vấn đề. Thêm nữa, trách nhiệm giải quyết sự việc thuộc về giám đốc đối ngoại cùng giám đốc tài chính,
"Tôi sẽ là người quyết cuối cùng. Bên cạnh đó, tôi nghĩ, nếu người cao nhất công ty đi xuống nhiều khi còn tạo tác dụng ngược, khiến khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn", ông Dương nói.
Cũng theo ông Dương, khi nhiều người dân gọi điện lên phàn nàn về chuyện hôi thối, VWS đã cho lắp một hệ thống khí tượng, dự báo chính xác hướng gió, thời gian thổi, thổi như thế nào, bao lâu...; rồi thuê các sinh viên ở các trường đại học, đến những khu vực có khiếu nại, để xem thực hư của sự việc. Nếu nhà người đó ở hướng Bắc, mà họ bảo lúc 9 giờ sáng hôm qua bị hôi, mà lúc đó gió từ Đa Phước lại thổi về hướng Nam…, như vậy là không đúng và ngược lại.
Hiện bãi rác Đa Phước có 12 triệu tấn rác, mỗi ngày tiếp nhận 2.000 tấn rác từ khắp các nơi. Trong tương lai, VWS không chỉ chôn lấp, mà sẽ sử dụng công nghệ đốt xả để tạo ra khí nén, phân hữu cơ…
"Tôi luôn tìm mọi cách để cải thiện các vấn đề chưa tốt của bản thân. Tôi thậm chí còn mời các chuyên gia từ bên Hoa Kỳ về để đánh giá và tìm cách xử lý vấn đề mùi hôi. Chúng tôi đã khắc phục bằng rất nhiều biện pháp. Tuy nhiên, do bản chất sản phẩm của chúng tôi là rác, nên không thể triệt tiêu triệt để mùi hôi thối. Thỉnh thoảng, có gió hay mưa lớn, mùi hôi sẽ vượt ra khỏi tầm khống chế của VWS", ông Dương cho biết.
Bước tiếp theo của khủng hoảng truyền thông theo ông Dương, sau khi lên kế hoạch xử lý là thông báo với khách hàng, nhằm khiến họ không quá bất ngờ hay hoang mang khi khủng hoảng bùng nổ. Tiếp theo nữa, chúng ta nên thông báo sự việc cho chính quyền.
Ông Dương kể, năm 2016, liên tục trong 3 tháng, bãi rác Đa Phước và VWS bị công kích dữ dội. Tất cả các báo đài đều đề cập đến chuyện: Chính Đa Phước đã gây mùi hôi cho Nam Sài Gòn, rằng VWS vẫn chôn lấp thô sơ thay vì công nghệ phân loại và tái chế rác tiên tiến từ Mỹ như hứa hẹn ban đầu…
"Trong tình hình đó, im lặng cũng là một cách đối phó hay. Một đề tài người ta nói mãi cũng sẽ nhàm chán. Người đọc dễ nhớ nhưng cũng dễ quên. Họ sẽ nhanh chóng bị những thông tin mới khác gây chú ý", ông David Dương chia sẻ.
Theo ông Dương, đừng đi từng báo đài giải thích, chứ không phải chúng ta cứ ngồi im chịu trận. Lúc khủng hoảng lắng xuống, chúng ta có thể đưa các hình ảnh về công nghệ xử lý rác thải tiên tiến hay về các hoạt động xã hội lớn nhỏ của VWS để độc giả có một góc nhìn khác. Chúng ta chủ yếu bảo vệ mình là chính!
Sắp tới VWS sẽ tặng cho TP. HCM 8 xe rác không hôi được nhập từ Mỹ. Đây là một loại xe đặc chế, có camera 360 độ bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông và đặc biệt, khi xe dừng lại khi đèn đỏ hoặc lấy rác, sẽ tự động phát ra mùi thơm.
"Tôi muốn thay đổi quan niệm của người dân Việt Nam: Rằng rác đồng nghĩa với hôi thối. Mặc dù chuyện mua xe rác là chuyện của nhà nước, nhưng tôi và VWS muốn góp phần cải thiện bộ mặt của ngành xử lý rác thải của thành phố", ông Dương cho biết.
Doanh nghiệp Phần Lan hỗ trợ xử lý rác thải thành năng lượng tại Việt Nam
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.