Leader talk
Vững vàng trước làn sóng thanh toán số
Ngoài tăng cường các biện pháp an ninh mạng và các cơ chế phát hiện rủi ro, doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro định kỳ, cập nhật về các phương thức tấn công mới cùng các quy định trong thanh toán số.
Thanh toán không tiền mặt lên ngôi
Với những tiện lợi mà mua sắm trực tuyến và thanh toán số mang lại, người tiêu dùng nhanh chóng tiếp nhận và mong muốn có thêm các phương thức thanh toán nhanh chóng, an toàn từ các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Điện thoại thông minh đã trở thành chiếc ví có thể thực hiện mọi loại giao dịch thông qua tích hợp ứng dụng ngân hàng trực tuyến hay ví điện tử.
Phương thức thanh toán không tiền mặt đã trở nên phổ biến với người tiêu dùng, nhất là giới trẻ, với các hình thức thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ví điện tử, mã QR hay chuyển khoản ngân hàng.
Thanh toán không tiền mặt không chỉ dành cho nhà hàng hay cửa hàng, mà còn được cả người bán hàng rong hay nhân viên giao hàng sử dụng.
Theo Ngân hàng Nhà Nước, hiện nay, hơn 87% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản tại ngân hàng, một số ngân hàng có số lượng giao dịch trên kênh số chiếm hơn 95%.
Trong giai đoạn 2021 – 2023, thanh toán qua mã QR tăng trưởng cả về số lượng và giá trị, đạt hơn 170%.
Trong bốn tháng đầu năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tăng hơn 57% về số lượng và gần 40% về giá trị so với cùng kỳ. Đáng chú ý, thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 59% về số lượng và 36% về giá trị.
Nhu cầu của người tiêu dùng đã thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường tích hợp công nghệ để kết nối với ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm tạo sự thuận tiện tối đa với các trải nghiệm mới, tiên tiến cho người mua, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN của HSBC được thực hiện đầu năm nay, 65% doanh nghiệp tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết, thanh toán số là lĩnh vực trọng tâm trong chiến lược công nghệ hoặc đầu tư của họ trong năm 2024, cũng là tỷ lệ cao nhất trong số sáu nước ASEAN.
Xét về khía cạnh tài chính doanh nghiệp, thanh toán không tiền mặt còn mang lại nhiều lợi ích to lớn hơn.
Trước hết là nâng cao hiệu quả hoạt động. Giao dịch không dùng tiền mặt có thể giúp tinh giản các quy trình tài chính, giảm các thủ tục hành chính, chi phí và rủi ro liên quan đến giao dịch tiền mặt.
Các nền tảng số có thể tự động hóa quy trình thanh toán, tối ưu hóa quản lý dòng tiền và giảm thiểu lỗi thủ công.
Bên cạnh đó, thanh toán không tiền mặt giúp ghi nhận dữ liệu chi tiết, đầy đủ và chính xác. Các nền tảng công nghệ như giao diện lập trình ứng dụng (API) sẽ giúp tập trung hóa việc quản lý dữ liệu, nhận đầy đủ thông tin giao dịch theo thời gian thực.
Ngoài ra, nguồn dữ liệu lớn từ hoạt động thanh toán không tiền mặt sẽ phản ánh hành vi người dùng, mô hình chi tiêu và xu hướng thị trường, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược phân bổ dòng tiền và hỗ trợ quá trình lập chiến lược tăng trưởng.
Không chỉ vậy, thanh toán không tiền mặt còn giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn vốn hiệu quả.
Nền tảng thanh toán số cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý vốn lưu động, đẩy nhanh chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, cải thiện khả năng dự báo và sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi cho các khoản đầu tư chiến lược.
Giao dịch không dùng tiền mặt cũng sẽ giúp mở khóa thanh khoản, giảm chi phí tài chính và phân bổ vốn hiệu quả hơn, phục vụ các mục tiêu tăng trưởng chiến lược của doanh nghiệp.
Vững vàng trước thời đại mới
Chiến lược số hóa trong ngành ngân hàng cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, gia tăng nhiều giải pháp tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực thanh toán số.
Tuy rất thuận tiện cho người dùng, nhưng thanh toán không tiền mặt cũng chứa đựng yếu tố rủi ro, rõ ràng nhất là những nguy cơ an ninh mạng và gian lận, thường là do chiếm đoạt tài khoản, đánh cắp thông tin đăng nhập, hoặc giả mạo dẫn đến phát sinh các giao dịch trái phép và rò rỉ thông tin cá nhân .
Do đó, để có thể bắt kịp xu hướng thị trường nhưng vẫn bảo vệ tính an toàn cho các giao dịch tài chính của mình, người tiêu dùng và doanh nghiệp cần được đào tạo và hiểu rõ các hình thức thanh toán không tiền mặt hiện có, vai trò và ý nghĩa của chúng trong hoạt động tài chính, từ đó có sự lựa chọn hình thức phù hợp nhất.
Bên cạnh tăng cường các biện pháp an ninh mạng và các cơ chế phát hiện gian lận, sử dụng xác thực đa yếu tố hay các giao thức mã hóa, doanh nghiệp cũng cần đánh giá rủi ro định kì, cập nhật kiến thức về các rủi ro cũng như phương thức tấn công mới, các quy định mới trong thanh toán số như luật chống rửa tiền hoặc luật bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Tăng cường bảo mật thời thanh toán không tiền mặt
Thanh toán không tiền mặt ở vùng sâu, vùng xa
Dịch vụ Mobile Money đang phục vụ hơn 3,9 triệu khách hàng trên toàn quốc, chủ yếu là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
ZaloPay cùng Gojek đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt
Mối quan hệ hợp tác giữa ZaloPay cùng Gojek sẽ giúp Gojek phục vụ hệ sinh thái hơn 11,5 triệu người dùng ZaloPay, đồng thời hiện thực hóa sứ mệnh phát triển và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của ZaloPay.
Động lực thúc đẩy dịch vụ công thanh toán không tiền mặt
Muốn phát triển thanh toán điện tử trong khu vực công thì cần triển khai hiệu quả đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư và tăng cường phối hợp với các cơ quan để thực hiện thu ngân sách nhà nước.
'Xin lỗi chúng tôi không dùng tiền mặt'
Các giải pháp như mã QR, thiết bị POS đang trở thành mũi nhọn của các fintech trong cuộc cách mạng thanh toán không tiền mặt, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Triết lý hợp tác tạo ra giá trị bền vững ở Bamboo Capital
Nhà sáng lập Bamboo Capital, Nguyễn Hồ Nam khẳng định, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng quan hệ đối tác bền chặt là chìa khóa để tạo ra giá trị bền vững
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình
TheLEADER trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cuộc chơi mới của Tập đoàn Bühler tại Việt Nam
Tập đoàn Bühler đẩy mạnh phát triển thiết bị ngành vật liệu công nghệ cao vào thị trường Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp xe điện tại đây.
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định tăng trưởng chung tích cực nhưng các doanh nghiệp nội địa lại ngày càng gặp khó, là một trong những "nghịch lý kinh niên" của nền kinh tế.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đình chỉ kiểm toán viên ký báo cáo tài chính năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai
Theo UBCKNN, kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra ý kiến theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán.
The Opus One vừa mở bán đã tạo kỷ lục thanh khoản
The Opus One - dự án Top 1 của Vinhomes Grand Park vừa ra mắt đã “chiếm sóng” thị trường khu Đông TP.HCM, chỉ sau 30 tiếng mở bán đợt đầu, gần 70% quỹ căn đã có chủ.
Hào hùng và xúc động đêm nghệ thuật chính luận "Cùng nhau giữ nước"
Sự kiện với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc kết hợp với công nghệ trình chiếu 3D mapping, hệ thống âm thanh suround đem đến một đêm diễn nhiều cảm xúc.
Ngành chăn nuôi heo ‘sáng cửa’ tăng trưởng
Theo công ty chứng khoán MB, chu kỳ tăng giá thịt heo là động lực tăng trưởng chính cho lợi nhuận ròng giai đoạn 2024-2026.
Doanh nghiệp 'mệt mỏi' vì giá đất tăng cao, thủ tục kéo dài
Doanh nghiệp buộc phải đẩy giá bán bất động sản lên cao để bù đắp các chi phí do giá đất tăng, thủ tục đầu tư kéo dài.
Triết lý hợp tác tạo ra giá trị bền vững ở Bamboo Capital
Nhà sáng lập Bamboo Capital, Nguyễn Hồ Nam khẳng định, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng quan hệ đối tác bền chặt là chìa khóa để tạo ra giá trị bền vững