Để nông sản mùa vụ không còn ‘được mùa mất giá’
Các loại nông sản, trái cây theo mùa như bơ, vải, thanh long, sầu riêng thường gặp rủi ro “được mùa mất giá” khi vào vụ thu hoạch do cung tăng ồ ạt, thiếu phương án thị trường cũng như chế biến.
Việc Thái Lan và EU tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do có thể khiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường châu Âu gặp nhiều áp lực.
Sau một thập niên gián đoạn vì cuộc đảo chính, vào năm 2023, Thái Lan và Liên minh châu Âu (EU) chính thức nối lại đàm phán cho một hiệp định thương mại tự do (FTA), dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2025.
Điều này được dự báo sẽ tạo ra áp lực lớn cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU, bởi Thái Lan cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, sở hữu điều kiện tự nhiên thuận lợi và ngành nông nghiệp tương đối phát triển.
Từ trước đến nay, ở nhiều thị trường, Thái Lan luôn là một trong những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của nông sản Việt.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cá ngừ là loại nông sản đứng trước thách thức lớn khi FTA giữa Thái Lan và EU được ký kết. Sản lượng cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đạt 600 nghìn tấn mỗi năm, cao hơn nhiều so với năng lực sản xuất của Việt Nam.
Tuy nhiên, từ năm 2015, cá ngừ Thái Lan xuất sang EU không được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP – thuế quan ở mức thấp mà EU đơn phương dành cho các quốc gia đang phát triển), thay vào đó là mức thuế quan lên đến 24%. Do đó, Thái Lan chỉ có thể xuất khẩu một lượng nhỏ cá ngừ vây vàng sang EU.
Theo VASEP, chưa rõ các điều khoản đàm phán như thế nào nhưng chắc chắn cá ngừ Thái Lan sẽ được hưởng lợi nếu FTA giữa Thái Lan và EU được ký kết. Ngoài ra, một số loại thủy sản khác mà Thái Lan có thế mạnh, đặc biệt là tôm, cũng sẽ rộng cửa vào EU.
Lợi thế của Việt Nam là ký kết với EU sớm hơn nên mức thuế quan được áp dụng trong ngắn hạn vẫn sẽ thấp hơn so với Thái Lan. Tuy nhiên, lợi thế lớn mà thủy sản Thái Lan được hưởng so với Việt Nam là đã gỡ được thẻ vàng IUU từ năm 2019.
Không chỉ thủy sản, nhiều loại nông sản khác của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng khi hàng Thái rộng cửa sang EU, bao gồm gạo, các loại trái cây nhiệt đới như xoài, dứa, sầu riêng.
Đáng chú ý, sở hữu nhiều nông sản tương đồng với Việt Nam nhưng Thái Lan có thế mạnh về xây dựng thương hiệu. Chẳng hạn, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia đã được Thái Lan triển khai từ năm 1998 và thành công, trong khi Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm lời giải.
Gắn với thương hiệu quốc gia còn là câu chuyện tiêu chuẩn. Nhờ hệ thống các thương hiệu nông sản quốc gia, Thái Lan kiểm soát tương đối tốt chất lượng nông sản, giúp hạn chế các hiện tượng như nông sản xuất khẩu có chất lượng không đồng đều, không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Vài năm gần đây, Thái Lan áp dụng mô hình “nền kinh tế tuần hoàn – sinh học – xanh” với trọng tâm là một số ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm nông nghiệp, hứa hẹn sẽ tạo ra một diện mạo bền vững cho nông sản Thái, đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải carbon, truy xuất nguồn gốc, chống suy thoái rừng mà thị trường EU đưa ra gần đây.
Nếu không giữ vững được chất lượng, không đảm bảo tính bền vững và minh bạch trong chuỗi cung ứng, nông sản Việt sẽ phần nào yếu thế trong cuộc “so găng” với Thái Lan. Như vậy, khi FTA giữa Thái Lan và EU được ký kết, đường sang châu Âu của nông sản Việt sẽ ngày càng trắc trở, gập ghềnh.
Các loại nông sản, trái cây theo mùa như bơ, vải, thanh long, sầu riêng thường gặp rủi ro “được mùa mất giá” khi vào vụ thu hoạch do cung tăng ồ ạt, thiếu phương án thị trường cũng như chế biến.
Ông Gijae Seong - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling tin rằng, dư địa của kênh xuất khẩu qua thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lớn, nếu biết tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguyên liệu, năng lực sản xuất, cũng như khả năng tạo điểm nhấn thương hiệu.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, đến nay vẫn là bệ đỡ cho nền kinh tế, là nền tảng duy trì an ninh lương thực trong nước và khu vực.
Với mức sản lượng dự kiến, ngành lúa gạo Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 7,6 triệu tấn gạo năm 2024.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.