Analytic
Hotline: 08887 08817

Vì sao chính sách quản lý chất thải chưa hiệu quả?

Theo chuyên gia, nhiều chính sách được ban hành để quản lý hiệu quả chất thải rắn, chất thải nhựa nhưng chưa đạt được hiệu quả cao do mới chỉ có tính bao quát, chưa tạo ra động lực thúc đẩy các giải pháp, sáng kiến mới.

Phát động chương trình đánh giá doanh nghiệp bền vững 2023

Chương trình Đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023 (CSI 2023) đã chính thức được phát động, đánh dấu năm thứ 8 chương trình được triển khai nhằm ghi nhận, biểu dương các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm trên cả ba khía cạnh toàn diện, bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường.

Năng lượng sạch hút đầu tư khủng

Sau 5 năm, năng lượng sạch đã vượt qua và bỏ xa nhiên liệu hóa thạch về hút vốn đầu tư, với tỷ lệ hơn gấp rưỡi.

Giải pháp cho nhà tái chế tiếp cận vốn từ EPR

Các doanh nghiệp tái chế cần liên kết lại với nhau, nâng cao năng lực, đáp ứng tiêu chí về chất lượng cũng như tuân thủ pháp luật về môi trường để có thể nhận được dòng vốn từ cơ chế EPR.

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.

Thế khó của nhà thu gom phế liệu tuân thủ pháp luật

Chi phí tuân thủ pháp luật khiến giá phế liệu của CITENCO bán cho các đơn vị tái chế thường cao hơn so với giá của một số đơn vị thu gom không chính thức.

Hiện thực hóa tham vọng ‘xanh hóa’ ngành giao thông

Theo ước tính sơ bộ của tổ chức nghiên cứu, tư vấn McKinsey, tổng mức đầu tư cho ngành giao thông vận tải trong lộ trình đưa phát thải ròng về 0 có thể rơi vào khoảng 30 tỷ USD, trong đó, một số dự án có thể đặc biệt đắt đỏ như đường sắt cao tốc.

‘Cơ hội vàng’ từ ESG cho ngành tài chính

Thực hành ESG ở doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng là chìa khóa thu hút dòng vốn đầu tư khổng lồ từ quốc tế.

TH true MILK chung tay “vá rừng trên núi đá”, bảo tồn đa dạng sinh học

TH true MILK tài trợ hàng ngàn cây giống, chung tay trồng rừng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và loài linh trưởng quý hiếm tại Sơn La.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ tác động trực tiếp lên 4 nhóm ngành sản xuất, xuất khẩu lớn của Việt Nam là sắt thép, xi măng, nhôm và phân bón.

Thách thức và cơ hội của ngành tái chế trong chuỗi giá trị tuần hoàn

Tái chế là công cụ quan trọng hướng đến kinh tế tuần hoàn, thông qua giảm tiêu thụ tài nguyên, kéo dài vòng đời vật liệu, có tiềm năng giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

Kiến nghị giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp khi thực thi công cụ thu gom, tái chế bắt buộc

14 hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vừa qua đã ký và phát hành văn bản góp ý về dự thảo văn bản quy định mức chi phí tái chế của Thủ tướng Chính phủ.

Na Uy sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thiết lập hệ thống đặt cọc – hoàn trả

Phó đại sứ Na Uy tại Hà Nội Mette Møglestue cho biết, Na Uy sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng hệ thống đặt cọc – hoàn trả riêng phù hợp với điều kiện địa phương, từ đó nâng cao hiệu quả thu gom, tái chế bao bì.

Cơ hội tài chính từ thực hành phát triển bền vững

Doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững theo chuẩn ESG sẽ nhận được nhiều cơ hội hơn để tiếp cận vốn vay, vốn đầu tư cũng như tự tạo ra dòng tiền, lợi nhuận, góp phần ổn định hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế đang trên bờ vực suy thoái.

Kêu gọi cấm nhựa dùng một lần có hại và không cần thiết

Trước thềm đàm phán hiệp ước về ô nhiễm nhựa của Liên hợp quốc, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) kêu gọi thiết lập một lệnh cấm mang tính toàn cầu đối với các sản phẩm nhựa dùng một lần “có hại và không cần thiết”.