Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt lại phía sau

Quỳnh Chi Thứ bảy, 14/04/2018 - 08:37

Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam đang thấp hơn tốc độ tăng bình quân của GDP và cũng thấp hơn tốc độ tăng lương thực tế bình quân.

Số liệu thống kê cho thấy năng suất lao động (NSLĐ) toàn nền kinh tế của Việt Nam năm 2017 theo giá hiện hành ước đạt 92,1 triệu đồng, tương đương khoảng 4.100 USD/lao động, tăng 5,9% so với năm 2016, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,5% giai đoạn 2011 - 2016.

Đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, chỉ tính riêng các năm 2016 – 2017, TFP ước tăng 2,26%, đóng góp khoảng 35,4% vào tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên tại Diễn đàn CEO 2018 với chủ đề "Nâng cao năng suất lao động, đòn bẩy tăng trưởng kinh tế" do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức, ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương cho rằng, mặc dù Việt Nam có cải thiện về năng suất lao động song không thể hiện sự vượt trội so với các nước Đông Á và Đông Nam Á khác và vẫn thấp xa so với Trung Quốc trong cùng kỳ (4,7% so với 9,07%).

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt lại phía sau
Ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, năng suất lao động của Việt Nam đang rất thấp so với nhu cầu phát triển. 

Với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khoảng 4,7% giai đoạn 2011 - 2017, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tụt lại phía sau khi tốc độ tăng năng suất đang thấp hơn tốc độ tăng bình quân của GDP khoảng 6,21% cùng thời kỳ và cũng thấp hơn tốc độ tăng lương thực tế bình quân khoảng 12,59%/năm.

Nhìn nhận vấn đề này, ông Tuấn chỉ ra rằng chính điều này đã dẫn đến chi phí sản xuất đắt đỏ hơn, tác động trực tiếp tới tính cạnh tranh của nền kinh tế, nguy cơ sụt giảm đà công nghiệp hoá khi nhiều doanh nghiệp FDI sẽ chuyển địa điểm sản xuất sang nước có chi phí rẻ hơn, tạo áp lực lớn lên tăng trưởng kinh tế.

Có cùng quan điểm, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhìn nhận, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN tuy nhiên mức năng suất lao động vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực.

Theo đó, tính chung giai đoạn 10 năm 2007 - 2016, năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2011 (PPP 2011) của Việt Nam tăng trung bình hàng năm 4,2%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore (1,5%/năm); Malaysia (1,9%/năm); Thái Lan (2,5%/năm); Indonesia (3,5%/năm) và Philippines (2,8%/năm).

Tuy nhiên, tính theo PPP 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% mức năng suất của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia và bằng 56,7% NSLĐ của Philippines.

“Đáng chú ý là chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng, điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất lao động của các nước”, ông Lâm cho biết.

Khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt lại phía sau 1
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Lý giải thực trạng này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng có nhiều yếu tố tác động tới năng suất lao động của Việt Nam. 

Trước hết phải kể đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm, các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ “mũi nhọn” như tài chính, tín dụng, du lịch còn chiếm tỷ trọng thấp.

Có cùng quan điểm, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương đánh giá, thành tích tăng năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu do phần lớn vẫn dựa vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, mà chưa phải là sự cải thiện năng suất lao động trong nội tại từng ngành kinh tế.

Bên cạnh đó, ông Lâm cho rằng lao động trong khu vực nông nghiệp còn lớn, trong khi năng suất lao động ngành này thấp. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn hạn chế, chưa tác động tăng năng suất nội ngành.

Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; phần lớn doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh đang sử dụng công nghệ tụt hậu 2 - 3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới, trong đó 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài thuộc thế hệ những năm 1960 - 1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang.

Ngoài ra, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động còn thấp; kết nối cung cầu trên thị trường lao động còn nhiều bất cập. Tình trạng thất nghiệp ở nhóm lao động trẻ hoặc không phù hợp giữa công việc và trình độ đào tạo còn khá phổ biến.

Đặc biệt, khu vực doanh nghiệp vai trò rất quan trọng trong nâng cao năng suất lao động của toàn nền kinh tế lại chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế.

Theo ông Lâm, thực tế quy mô doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ bé, số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp của cả nước, phần lớn doanh nghiệp chưa đạt được quy mô tối ưu (50 - 99 lao động) để có được mức năng suất lao động cao nhất. 

Số lượng doanh nghiệp lớn còn ít (chỉ chiếm 2,1%), doanh nghiệp chưa xâm nhập được vào các thị trường, trung tâm công nghệ của thế giới, do đó chưa thực hiện được chức năng cầu nối về công nghệ tri thức của thế giới vào thị trường trong nước.

Ngoài ra, trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập; năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế đồng thời còn một số “điểm nghẽn” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính.

Để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương cho rằng nâng cao năng suất đóng vai trò hết sức quan trọng.

Do đó, để nhanh chóng và kịp thời nâng cao năng suất lao động, ông Tuấn nhìn nhận Việt Nam cần thu hút FDI vào các hoạt động dịch vụ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp có giá trị cao hơn, đồng thời kết nối những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước với các tập đoàn đa quốc gia thông qua trao đổi thông tin, cải tiến kỹ năng và chuyển giao công nghệ.

Bên cạnh đó, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cho rằng Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Theo đó, Chính phủ cần xác định việc tạo lập và thực thi chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động là giải pháp quan trọng hàng đầu trong nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, cần cơ cấu lại nông nghiệp; phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ.

Ngoài ra, ông Lâm cho rằng nâng cao năng suất lao động khu vực doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quyết định tới việc nâng cao năng suất lao động của cả nền kinh tế. 

Cách nào để nâng cao năng suất lao động xã hội của Việt Nam?

Cách nào để nâng cao năng suất lao động xã hội của Việt Nam?

Leader talk -  7 năm
Nếu không tập trung vào nhìn nhận và tìm cách phát huy vai trò trí thức từ xã hội, Việt Nam vẫn chỉ có thể dựa vào lao động trực tiếp để cải thiện năng suất lao động xã hội!
Cách nào để nâng cao năng suất lao động xã hội của Việt Nam?

Cách nào để nâng cao năng suất lao động xã hội của Việt Nam?

Leader talk -  7 năm
Nếu không tập trung vào nhìn nhận và tìm cách phát huy vai trò trí thức từ xã hội, Việt Nam vẫn chỉ có thể dựa vào lao động trực tiếp để cải thiện năng suất lao động xã hội!
Tổng giám đốc Canon Việt Nam chia sẻ bí quyết tăng năng suất lao động

Tổng giám đốc Canon Việt Nam chia sẻ bí quyết tăng năng suất lao động

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Theo ông Shunji Sawa, Tổng giám đốc Canon Việt Nam, để nâng cao chất lượng và năng suất lao động, cần phải đổi mới sản xuất và loại bỏ lãng phí.

Cách nào để nâng cao năng suất lao động xã hội của Việt Nam?

Cách nào để nâng cao năng suất lao động xã hội của Việt Nam?

Leader talk -  7 năm

Nếu không tập trung vào nhìn nhận và tìm cách phát huy vai trò trí thức từ xã hội, Việt Nam vẫn chỉ có thể dựa vào lao động trực tiếp để cải thiện năng suất lao động xã hội!

GS. Kenichi Ohno: Việt Nam cần đặt mục tiêu cao tăng năng suất lao động

GS. Kenichi Ohno: Việt Nam cần đặt mục tiêu cao tăng năng suất lao động

Leader talk -  7 năm

Theo GS. Kenichi Ohno thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, năng suất lao động của Việt Nam hiện có tăng nhưng vẫn thấp, cần đặt ra mục tiêu cao hơn.

Thủ tướng: Năng suất lao động tăng đóng góp khoảng 89% tăng trưởng GDP

Thủ tướng: Năng suất lao động tăng đóng góp khoảng 89% tăng trưởng GDP

Tiêu điểm -  7 năm

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tầm quan trọng của việc tăng năng suất trong quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) năm 2017 diễn ra vào sáng nay (13/12).

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  3 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  3 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  11 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 ngày

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  2 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Phát triển bền vững -  2 giờ

Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  3 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  3 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  9 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  10 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.