Khởi nghiệp
10.000 tỷ đồng có khơi thông được nguồn vốn cho startup Việt Nam?
Những năm gần đây, vốn đầu tư khởi nghiệp tăng khá nhanh nhưng vẫn chưa thể thỏa mãn "cơn khát" của các startup Việt Nam vì nhiều lý do.
Nguồn vốn đầu tư được xác định là 1 trong 4 trụ cột chính của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Năm 2018 vốn đầu tư cho startup là 889 triệu USD gấp 3 lần năm 2017 và 5 lần năm 2016.
Dự kiến trong 3 năm tới, nguồn vốn đầu tư cho các startup trong nước sẽ còn tăng nhanh, khi tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (Vietnam Ventures Summit 2019), 18 quỹ đầu tư mạo hiểm cam kết sẽ rót 10.000 tỷ đồng - tương ứng 425 triệu USD cho hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam.
Thực tế, những năm gần đây, vốn đầu tư khởi nghiệp tăng khá nhanh, nhưng vẫn chưa thể thỏa mãn "cơn khát" của các startup Việt Nam vì nhiều lý do.
Ông Nguyễn Hữu Tuất, nhà sáng lập & CEO ứng dụng gọi xe FastGo cho rằng, nguyên nhân nguồn vốn đầu tư cho startup Việt Nam chưa được khơi thông một phần do các quy trình thủ tục từ lúc ký hợp đồng đầu tư đến lúc hoàn thành đầu tư mất khá nhiều thời gian.
Điều này gây trở ngại cho các startup trong việc giải ngân và sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng đến việc phát triển các hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, ông Tuất đề xuất nên xem xét cắt giảm các điều kiện và giấy phép kinh doanh.
Còn theo ông Lê Xuân Anh, CEO 689Cloud - công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực điện toán đám mây, các doanh nghiệp hầu hết đều mong muốn vươn ra thị trường quốc tế và nhận được vốn từ nhà đầu tư chiến lược để thúc đẩy mở rộng thị trường. Do đó, nhu cầu về nhân các nguồn vốn từ quỹ đầu tư nước ngoài ngày một cần thiết và tăng nhanh.
Thế nhưng, phần lớn nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn lo ngại về thủ tục pháp lý, chuẩn hóa quy trình, luật bảo hộ cho nhà đầu tư nước ngoài chưa rõ ràng. Chính vì vậy, các startup Việt bị bỏ lỡ nhiều cơ hội, cách giải quyết phổ biến nhất vẫn là thành lập tại Singapore để nhận vốn từ nước ngoài.
Đồng quan điểm, ông Trần Nhật Khanh, Giám đốc Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures chia sẻ: "Là người thường xuyên được tiếp xúc với các nhà sáng lập, tôi hiểu rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp thường phải đối mặt với việc thiếu vốn và cần vốn nhanh, một hai tuần đôi khi quyết định sự tồn tại của họ".
Do đó, ông Khanh đánh giá, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay của startup Việt Nam là quy trình thủ tục chính sách còn tốn khá nhiều thời gian. Trong khi đó, chỉ cần chậm vài tuần thì đã mất cơ hội được nhận vốn phát triển.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đến từ thủ tục, quy trình gọi vốn, ông Nguyễn Việt Đức, nhà sáng lập & CEO ICM (Innovation Capital Management) cũng chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, đến từ chính mặt hạn chế của các startup Việt Nam.
Đầu tiên là chất lượng dự án khởi nghiệp khá thấp, chỉ khoảng 5-10% các startup là có thể rót vốn. Thứ hai là kiến thức và kinh nghiệm của các nhà sáng lập còn non nớt. Thứ ba là thiếu hụt các công cụ tài chính cho đầu tư khởi nghiệp. Cuối cùng là sự rời rạc của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.
Để tháo gỡ, ông Đức đề xuất, Chính phủ nên là người dẫn dắt, hỗ trợ, tạo ra các chính sách có lợi, cũng như tổ chức một hệ sinh thái gắn kết chặt chẽ các đơn vị khởi nghiệp, giúp họ đi cùng nhau, và tạo ra giá trị cộng hưởng.
Tiếp nhận các ý kiến đóng góp, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng cho biết, các cơ quan quản lý của Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các chính sách khuyến khích, cải cách thể chế về đầu tư mạo hiểm để các dòng vốn đầu tư mạo hiểm có thể tìm đến các startup một cách thuận lợi nhất.
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tiếp xúc, trao đổi với các quỹ đầu tư quốc tế, đối thoại để thu hút đầu tư vào Việt Nam. Nhìn chung cộng đồng các quỹ đầu tư quốc tế rất quan tâm đến thị trường đổi mới sáng tạo và ủng hộ kết nối với các trung tâm, các startup của Việt Nam để cùng phát triển.
Một tín hiệu đáng mừng là năm qua, giới khởi nghiệp chứng kiến sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước như VietCapital Ventures, Startup Viet Partners, Teko Ventures. Song song với đó, nhiều tập đoàn lớn trong nước đã tham gia vào đầu tư mạo hiểm như FPT, Viettel, Vingroup, CMC, CenGroup...
Hiện tại, 6 lĩnh vực đang được rót vốn nhiều nhất lần lượt là Fintech (117 triệu USD), Thương mại điện tử (104 triệu USD), TravelTech (64 triệu USD), Edtech (54 triệu USD), Logistics (54 triệu USD) và Bất động sản online (47 triệu USD).
Các quỹ đầu tư mạo hiểm cam kết rót 425 triệu USD cho startup Việt Nam
Các quỹ đầu tư mạo hiểm cam kết rót 425 triệu USD cho startup Việt Nam
Nguồn vốn hiện là một trong 4 trụ cột chính của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Năm 2018, vốn đầu tư cho các startup Việt lên tới 889 triệu USD gấp 3 lần 2017.
4 trụ cột của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Năm 2018 ước tính Việt Nam có hơn 3.000 startup, được cho là lớn thứ 3 ở châu Á. Vốn đầu tư cho startup Việt Nam tính đến năm 2018 là 889 triệu USD gấp 3 lần 2017.
Việt Nam sắp có Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
Trong Đề án thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, hàng loạt cơ chế, chính sách đã được đề xuất như: không thu tiền đất trong 50 năm, giảm 50% thuế TNCN, miễn thuế nhập khẩu cho các hàng hóa, dịch vụ đầu vào...
Startup Việt Nam vẫn đang chờ 'nóng máy'
Tại Việt Nam, thị trường startup trong nước chỉ mới hoàn thiện các thành phần của hệ sinh thái từ năm 2016 và mới qua giai đoạn khởi động, chuyển sang giai đoạn đi ra toàn cầu.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.