Khởi nghiệp
Việt Nam sắp có Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
Trong Đề án thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, hàng loạt cơ chế, chính sách đã được đề xuất như: không thu tiền đất trong 50 năm, giảm 50% thuế TNCN, miễn thuế nhập khẩu cho các hàng hóa, dịch vụ đầu vào...
Tại sự kiện Diễn đàn đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (Vietnam Ventures Summit 2019) diễn ra sáng 10/6, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chia sẻ một tin vui với cộng đồng khởi nghiệp trong nước, đó là đề án Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã được trình lên Thủ tướng để phê duyệt trong ít ngày tới.
Thông qua Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin tưởng, giới khởi nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn tài trợ, để có thể phát triển mạnh hơn nữa. Đồng thời, đây sẽ điều kiện để Việt Nam sẽ đạt được sự tăng trưởng vượt bậc về nguồn vốn đầu tư đổi mới sáng tạo, hỗ trợ tối đa cộng đồng khởi nghiệp.
Trên thực tế, ngay từ khi kế hoạch xây dựng NIC được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lần đầu tiên giới thiệu lần đầu vào cuối năm ngoái, đề án này đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các chuyên gia và các bộ, ngành.
Trong Đề án thành lập NIC, hàng loạt cơ chế, chính sách đã được đề xuất. Chẳng hạn, NIC và Quỹ Hỗ trợ đổi mới sáng tạo quốc gia sẽ được giao đất không thu tiền sử dụng đất trong tối đa 50 năm, được miễn toàn bộ chi phí liên quan đến đất; không phải ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án; được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án…
Các ưu đãi và khuyến khích đối với doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động trong Trung tâm được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân, được thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ theo một cơ chế ưu tiên (fast-track)…
Các doanh nghiệp, ngoài được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, còn được miễn thuế nhập khẩu cho các hàng hóa, dịch vụ đầu vào cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)…
Không kém phần quan trọng, các doanh nghiệp không cần phải ghi ngành, nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này cũng sẽ được nhận góp vốn, mua cổ phần của quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài khác, mà không bị giới hạn mức góp vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài…
Trên thế giới đã có nhiều bài học thành công trong việc xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo với tác động kinh tế rất lớn với việc hình thành và tập trung các công ty công nghệ tỷ đô và hàng chục ngàn việc làm chất lượng cao điển hình như Trung Quân Thôn tại Bắc Kinh, Trung Quốc; Thành phố truyền thông số tại Seoul, Hàn Quốc hay CyberSpark tại Beer Sheva, Israel chuyên về An ninh mạng.
Điểm chung của các trung tâm này là việc tập trung các thành phần của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong một hoặc một vài lĩnh vực được lựa chọn vào một môi trường phù hợp cho hệ sinh thái phát triển.
Điều tiên quyết là các trung tâm này phải là nơi có môi trường kinh doanh rất tốt và các chính sách cạnh tranh (với các trung tâm đổi mới sáng tạo tập trung vào cùng lĩnh vực ở cùng quốc gia hay ở quốc gia khác) để thu hút các công ty đến đặt trụ sở cũng như thu hút nhân tài đến làm việc.
Ngoài ra, trung tâm cần là nơi để các công ty với quy mô khác nhau có thể tiếp cận các nguồn lực cần thiết (như nhân tài, vốn hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng) cũng như tiếp cận với thị trường.
Tại Việt Nam, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia dự kiến sẽ được đặt tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với diện tích khoảng 23 ha, bao gồm nhiều hạng mục như văn phòng làm việc chung, phòng thí nghiệm, trung tâm triển lãm,...
Theo đó, có 4 lĩnh vực mà Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia lựa chọn tập trung vào: lĩnh vực sản xuất thông minh, thành phố thông minh, ngành truyền thông số, và các ứng dụng an ninh mạng.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia này sẽ là trung tâm đầu tiên và là một phần của mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo sẽ được thiết lập trong tương lai trên khắp cả nước. Mỗi trung tâm đổi mới sáng tạo sẽ tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể mà địa phương đặt trung tâm đó có lợi thế tương đối so với những địa điểm khác.
Các trung tâm đổi mới sáng tạo này sẽ không chỉ là nơi thúc đẩy việc đưa công nghệ vào phát triển kinh tế mà còn sẽ trở thành nơi tạo ra những công nghệ mới của Việt Nam.
Mới lạ mô hình khởi nghiệp cho thuê xe tự lái ở Việt nam
Mới lạ mô hình khởi nghiệp cho thuê xe tự lái ở Việt nam
Tương tự Booking.com trong ngành khách sạn, startup Chungxe làm việc với các đối tác có xe để đưa xe lên hệ thống, qua đó khách hàng dễ dàng tìm kiếm, so sánh giá, đặt, thanh toán... cho chiếc xe cần thuê.
Quỹ VinTech Fund tài trợ tới 10 tỷ đồng cho mỗi dự án khởi nghiệp
Quỹ tài trợ nghiên cứu ứng dụng VinTech (VinTech Fund) thuộc VinTech City, Tập đoàn Vingroup được hình thành với mục tiêu tài trợ và hỗ trợ nguồn lực cho các dự án khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao vào thực tế cuộc sống.
Doanh nghiệp khởi nghiệp Việt hấp dẫn các nhà đầu tư châu Á
Các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư khắp châu Á đặc biệt là Hàn Quốc và Thái Lan.
'Đã là khởi nghiệp thì chỉ có hoặc bùng nổ hoặc đóng cửa'
Mỗi giai đoạn trong khởi nghiệp lại mang một ý nghĩa riêng đối với doanh nghiệp và cùng với đó là những khó khăn cần giải quyết nhằm đạt được tăng trưởng.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.