Khởi nghiệp
Startup Việt Nam vẫn đang chờ 'nóng máy'
Tại Việt Nam, thị trường startup trong nước chỉ mới hoàn thiện các thành phần của hệ sinh thái từ năm 2016 và mới qua giai đoạn khởi động, chuyển sang giai đoạn đi ra toàn cầu.
Theo Báo cáo hệ sinh thái startup toàn cầu 2018, thực hiện bởi Genome, ngành truyền thông số, chăm sóc sức khỏe, AI & Big Data, cùng Fintech đang là các lĩnh vực được các doanh nghiệp quan tâm, cũng như đầu tư nhiều nhất.
Genome phân loại các startup theo 3 làn sóng khởi nghiệp. Làn sóng đầu tiên là thời điểm các công ty như AOL kiến tạo nên nền tảng Internet. Làn sóng thứ hai thì được dẫn dắt bởi những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ như Google, Facebook.
Còn làn sóng thứ ba chính là thời điểm hiện tại. Theo Genome, đặc trưng của làn sóng khởi nghiệp thứ ba là việc các startup đi vào chu trình nghiên cứu, tìm tòi có chiều sâu chuyên môn ở một thị trường nhất định, có thể là thị trường ngách.
Đại diện cho các startup thế hệ thứ ba là những nhà sáng lập có kinh nghiệm, chuyên môn, trình độ cao, với tuổi đời còn khá trẻ (trung bình 39 tuổi). Nhưng cũng vì sự non trẻ, nên quy mô các vòng gọi vốn của các startup này khá khiêm tốn.
Số liệu từ Centro Venture của Singapore vào năm 2017 chỉ ra, tại Đông Nam Á, số thương vụ gọi vốn thành công chủ yếu ở giai đoạn ươm mầm và giai đoạn đầu (seri pre-A và A), chiếm tới khoảng 80% số giao dịch thành công.
Vốn đầu tư cho startup giai đoạn ươm mầm (Pre-A) trung bình 600.000 USD, giai đoạn A là 2,1 - 2,8 triệu USD, giai đoạn B có mức đầu tư rất linh hoạt và giá trị từ 8 triệu USD trở lên trong khoảng 3 năm gần đây.
Nổi bật trong số này vẫn là những cái tên quen thuộc như: Grab - lĩnh vực gọi xe, Lazada - thương mại điện tử, Go-Jek - lĩnh vực gọi xe, Sea - game, thương mại điện tử, Tokopedia - thương mại điện tử, Traveloka - du lịch...
Tại Việt Nam, thị trường trong nước chỉ mới hoàn thiện các thành phần của hệ sinh thái từ năm 2016, và mới qua giai đoạn khởi động, chuyển sang giai đoạn đi ra toàn cầu.
Đề án 844 của Bộ KH&CN đánh giá, hệ sinh thái startup tại Việt Nam cấu thành bởi 5 yếu tố: doanh nghiệp/startup, tài chính, chính sách, truyền thông và trung gian. Hàng năm, có hơn 100.000 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng chỉ 3% số này là gọi vốn thành công. Khoảng 80% startup không có sinh nhật lần thứ 2, theo Topica Founder Institute.
Điểm sáng của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam là các startup đầu ngành hiện vẫn tăng trưởng, tiếp tục gọi vốn và mở rộng thị phần. Có thể kể đến những cái tên như: Tiki, Momo, GotIt, Foody, F88, Logivan, Luxstay...
Một tín hiệu đáng mừng khác là năm qua, giới khởi nghiệp chứng kiến sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước như VietCapital Ventures, Startup Viet Partners, Teko Ventures. Hay gần đây, quỹ đầu tư của Tập đoàn Vingroup - Vingroup Ventures cũng công bố ngân sách đầu tư lên tới 300 triệu USD.
Sự hiện diện của các nhà đầu tư cho khởi nghiệp cũng ngày càng tăng. Số lượng và hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần có xu hướng tăng, đã có tính hệ thống hơn, phát triển các hoạt động liên kết, kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Tuy nhiên, môi trường phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là chính sách về đầu tư, các vấn đề liên quan tới thoái vốn, cho vay, vốn và đầu tư mạo hiểm, khiến các nhà đầu tư còn e ngại, các doanh nghiệp khởi nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh.
Startup công nghệ Việt Nam vừa có thêm quỹ 200 tỷ đồng
Startup Việt tuyên chiến thực phẩm bẩn, khai phá thị trường nước ép trái cây sạch
Fresh Saigon là startup đang theo đuổi giấc mơ về sản phẩm nông nghiệp kỹ thuật cao, chuẩn quốc tế, tốt cho sức khoẻ người dùng và hoàn toàn từ thiên nhiên.
Startup Việt trở thành quán quân thế giới, nhận đầu tư 1 triệu USD
Qua 4 năm hoạt động, Abivin hiện đang cung cấp phần mềm có thể tạo ra một kế hoạch định tuyến tối ưu chỉ trong vài giây, đồng thời, tối đa hóa công suất của xe và giúp tiết kiệm 40% chi phí nhân lực và nhiên liệu.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Startup là nền tảng để Việt Nam hóa khổng lồ
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: "Chính những công ty công nghệ quy mô nhỏ này sẽ tạo lên một cuộc cách mạng toàn dân về phát triển và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam. Chính từ những khởi nghiệp công nghệ này sẽ hình thành lên một số người khổng lồ công nghệ Việt Nam".
Nguồn vốn là rào cản lớn nhất với startup Việt Nam trong cả thập kỉ qua
Ông Trần Ngọc Thái Sơn, CEO Tiki nhận định, khó khăn khi startup Việt Nam gọi vốn là nhà đầu tư đều đặt câu hỏi về lợi nhuận, làm sao thoái vốn thành công, nhất là với một thị trường công ty lên sàn rất khó khăn.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.