Diễn đàn quản trị
6 lý do dẫn đến mất nhân tài khi doanh nghiệp thay đổi
Có nhiều lý do khác ngoài vấn đề lương bổng khiến doanh nghiệp mất đi nhân tài.

Tình trạng nhân viên giỏi nhất rời bỏ doanh nghiệp, chuyển sang làm việc cho các đối thủ cạnh tranh với mức lương cao hơn vẫn xảy ra trong thực tế và điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Đặc điểm chung của những lý do đó là các nhân viên giỏi ra đi vì công ty có nhiều thay đổi trong khi họ không muốn thay đổi cùng công ty hoặc không thể thích nghi với sự thay đổi ấy.
Khi “cái tôi” của ông chủ lớn cùng với doanh nghiệp
Những ngày đầu khởi nghiệp, các chủ doanh nghiệp thường không dám tin chắc điều gì, thậm chí hoài nghi về tương lai của doanh nghiệp.
Khi đó, để cùng lèo lái đưa doanh nghiệp đi lên, theo một cách tự nhiên, họ trông cậy vào một số nhân viên cốt cán và chia sẻ với các nhân viên này nhiều vấn đề, kể cả những cảm xúc cá nhân của mình.
Những nhân viên đặt nền móng đầu tiên cho công ty khi đó nhìn chủ doanh nghiệp với con mắt ngưỡng mộ như một người dám nghĩ dám làm, cởi mở và chân thành. Họ cũng cảm thấy vui khi được sếp đặt niềm tin.
Thế nhưng, khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, các chủ doanh nghiệp thường trở nên quá tự tin vào bản thân. Họ nghĩ rằng thành công của doanh nghiệp chủ yếu là nhờ những ý tưởng táo bạo của mình.
Bản thân họ cũng tự điều chỉnh hình ảnh của mình thành những ông chủ thành đạt và có khoảng cách với nhân viên. Đây là một trong những lý do chính khiến người tài ra đi.
Khi một doanh nghiệp trẻ phát triển nhanh chóng
Sự phát triển quá nhanh thường kéo theo những thay đổi lớn trong quy trình, thủ tục và hệ thống làm việc.
Trước đây, khi có ý tưởng gì mới mẻ thì các nhân viên giỏi có thể báo cáo ngay cho sếp - chủ doanh nghiệp, nhưng đến lúc này họ phải chờ cho đến cuộc họp giao ban vào đầu tuần.
Việc mua sắm tài sản, vật liệu khá thoải mái trước đây được thay thế bằng một quy trình phê duyệt phức tạp với danh sách những nhà cung cấp đã được chấp thuận trước.
Mỗi vị trí trong công ty đều có một bản mô tả công việc tương ứng nhưng tranh cãi về chuyện một công việc nào đó là “của anh hay của tôi” vẫn diễn ra hằng ngày.
Nên nhớ rằng các nhân viên giỏi thường làm việc khá ngẫu hứng và sáng tạo. Họ rất ghét các quy trình, thủ tục phức tạp và cứng nhắc. Khi không thể thích ứng với những quy trình mới, họ sẽ tự giải thoát mình bằng cách nghỉ việc.
Khi cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp bị giới hạn
Các doanh nghiệp thường có nhiều mơ ước và những nhân viên giỏi cũng vậy.
Nhiều nhân viên dám nhìn xa, vạch cho mình tương lai sau hai, ba năm, thậm chí năm, bảy năm nữa, nhưng họ cũng muốn biết trước những khả năng biến những ước mơ của mình thành hiện thực ra sao.
Điều không may có thể xảy ra khi doanh nghiệp đã phát triển đến mức bão hòa, cơ hội thăng tiến duy nhất cho nhân viên không còn, chẳng lẽ đặt ra nhiều chức giám đốc hoặc sếp đành phải nhường ghế cho người giỏi nhất?
Chủ doanh nghiệp không thể thay đổi thực tế này nhưng hoàn toàn có thể nói chuyện cởi mở và thẳng thắn với những nhân viên giỏi nhất, khuyến khích họ đưa ra các ý tưởng mới và công nhận những đóng góp của họ, tìm hiểu điều gì khiến họ cảm thấy đạt được tiến bộ trong nghề nghiệp nhiều nhất và giúp họ đạt được điều đó.
Khi các nhân viên giỏi cảm thấy mọi cánh cửa đều đã bị đóng, họ sẽ từ bỏ doanh nghiệp.
Khi công việc được chuyên môn hóa ở mức cao
Lúc mới khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp và các nhân viên thường phải tự làm mọi việc.
Đến khi công ty đã lớn mạnh, công việc thường được phân công theo hướng chuyên môn hóa hơn và mỗi nhân viên chỉ còn phụ trách một mảng công việc nào đó.
Điều đó sẽ khiến những nhân viên giỏi, có năng lực ở nhiều lĩnh vực khác nhau cảm thấy bị nhàm chán và gò bó. Trong trường hợp này, thiếu cảm hứng và thiếu cả thử thách trong công việc là nguyên nhân chính khiến các nhân viên giỏi nghỉ việc.
Khi cơ cấu tổ chức phát triển nhanh theo chiều dọc
Trước kia, các nhân viên chỉ phải báo cáo trực tiếp cho một sếp là chủ doanh nghiệp, nhưng nay họ phải chịu trách nhiệm trước nhiều cấp trên.
Đây có lẽ là vấn đề đau đầu nhất đối với các chủ doanh nghiệp. Quy trình báo cáo của tổ chức phải thay đổi khi doanh nghiệp phát triển và việc phát sinh thêm nhiều tầng nấc thẩm quyền là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến tác động về mặt cảm xúc đối với các nhân viên giỏi nhất khi họ phải thay đổi tuyến báo cáo.
Điều quan trọng nhất đối với chủ doanh nghiệp là vẫn duy trì quan hệ tốt với các nhân viên đã từng báo cáo trực tiếp cho mình, nhưng không làm suy yếu vai trò của các cấp trưởng phòng, trưởng bộ phận.
Khi nhóm làm việc bị suy yếu vì có những thành viên mới
Để một công ty mới khởi nghiệp có thể phát triển vững chắc, chủ doanh nghiệp thường tuyển dụng những người giỏi nhất.
Sau một thời gian, trong doanh nghiệp tạo được một ê-kíp ăn ý, hiểu nhau và hợp đồng tốt, nhờ vậy mọi vấn đề được giải quyết trôi chảy, doanh nghiệp thu được nhiều thành công.
Đến khi doanh nghiệp cần phát triển tổ chức, việc tuyển dụng thêm một số nhân viên có thể dẫn đến tình trạng trong doanh nghiệp có nhiều nhóm làm việc bao gồm những thành viên chênh lệch nhau về năng lực và khác biệt cả về cá tính. Các vận động viên thể thao giỏi thích thi đấu với các vận động viên giỏi.
Tương tự, các nhân viên giỏi cũng muốn làm việc với những đồng nghiệp giỏi. Nếu thấy trong đội hình không còn được thành phần vận động viên ăn ý như trước, cầu thủ giỏi sẽ không thích ra sân nữa và tương tự, nhân viên giỏi sẽ rũ áo ra đi.
Nhà quản trị khác nhà quản lý như thế nào?
Khách hàng là số một, hay nhân viên mới là số một?
Ưu tiên nhân viên, hay khách hàng? Đâu mới là triết lý để một doanh nghiệp phát triển bền vững?
Luôn sẵn sàng thưởng nóng cho nhân viên: Chưa hẳn đã là cách quản trị tốt
Doanh nghiệp nọ ra chính sách thưởng "nóng" 500.000 VNĐ cho nhân viên đóng góp được ý kiến cho công ty. Tưởng rằng đây là cách kích thích sự sáng tạo, nhưng kết cục mà doanh nghiệp nhận về lại không như mơ.
Cách lãnh đạo tích hợp bền vững vào toàn hệ thống
Việc tích hợp yếu tố khí hậu vào chiến lược kinh doanh ở mọi giai đoạn giúp lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng và phát triển bền vững cho tổ chức.
Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?
Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.