Khách hàng là số một, hay nhân viên mới là số một?

Hoàng Tùng* Thứ hai, 01/10/2018 - 14:34

Ưu tiên nhân viên, hay khách hàng? Đâu mới là triết lý để một doanh nghiệp phát triển bền vững?

Khách hàng là số một, hay nhân viên mới là số một?

Gần đây, tôi nhận được một câu hỏi rất hay: Khách hàng là số 1? Hay nhân viên là số 1?

Dĩ nhiên, nhân viên là số 1…

Nhân viên là số một

Nhìn thử xem, Zappos, một trong những Unicorn tỷ USD đã kiên trì theo đuổi lý tưởng “Giao hạnh phúc – Delivering Happiness” với triết lý xây dựng văn hóa công ty hạnh phúc của CEO Tony Hsieh. Zappos sau đó đã trở thành công ty bán giày online lớn nhất thế giới trước khi được Amazon mua lại với mức giá hơn 1 tỷ USD

Câu trả lời đã rõ ràng chưa? Nhân viên là số 1…

Hãy khoan khoan và lật lại câu hỏi, có thực sự triết lý “Giao hạnh phúc” tạo thành nền tảng thành công của Zappos?

Tôi nghi ngờ điều đó, mặc dù tôi thành thật khuyên bạn nên đọc cuốn sách “Giao hạnh phúc” - Delivering Happiness của Tony Hsieh. Đây là một cuốn sách rất sinh động tuyệt vời về một công ty khởi nghiệp với khát vọng thay đổi thế giới. Có nhiều đoạn mà những người kinh doanh, đặc biệt đang trong giai đoạn khởi nghiệp hoặc đang vật lộn với một công ty non trẻ sẽ gần như soi đươc hình ảnh của mình trong đó.

Quay trở lại, Bí quyết thành công của Zappos là gì? Có phải đó là “giao hạnh phúc” giống như tự đề cuốn sách? Mỗi khi giao cho khách hàng một đôi giày, chẳng phải Zappos đã giao cho khách hàng một chút hạnh phúc hay sao?

Câu trả lời rõ ràng là không.

Triết lý hạnh phúc của Zappos

Theo tôi, không phải cảm xúc “hạnh phúc” làm nên thành công của Zappos. Công thức thành công của Zappos dựa trên câu slogan “Miễn phí giao hàng. Hai chiều” (“Free shipping. Both way).

Câu slogan đó là một lời cam kết và trấn an khách hàng. Khách hàng mua sắm trên mạng sợ nhất gì? Đó là sản phẩm kém chất lượng, không vừa ý, khác với hình ảnh trên trang web.

“Miễn phí giao hàng. Hai chiều” khiến khách hàng tin tưởng. Nếu không thích đôi giày đó, khách hàng có thể trả lại và được giao vận cả khi nhận hàng lẫn lúc trả lại.

Thế nên, hãy nghi ngờ tư duy nhân viên là số 1?

Khách hàng là số một, hay nhân viên mới là số một?
Ông Hoàng Tùng - Sáng lập Pizza Home, Đồng sáng lập Tranh Nội Thất Mopi

Khách hàng là số một

Chứ còn gì nữa? Cứ cho là Zappos thành công bởi triết lý “nhân viên hạnh phúc”, nhưng công ty mua lại Zappos là công ty nào? Đó là Amazon, công ty luôn bị phàn nàn là có điều kiện lao động khắc nghiệt bậc nhất thế giới.

Thậm chí, CEO của Amazon là Zeff Bezos luôn hướng đến việc tự động hóa và loại bỏ yếu tố con người ở mức tối đa có thể. Hệ thống kho vận của Amazon trang bị máy móc để tối ưu công suất. Tất cả chỉ để phục vụ 1 mục tiêu, hàng tốt, giá tốt và phục vụ thật tốt Khách hàng

Với Amazon, con người không phải số , khách hàng là số 1…Theo tôi, không hẳn vậy…

Cái gì là số một?

Để trả lời câu hỏi: “Khách hàng là số 1? Hay nhân viên là số 1?”

Hãy cứ mị dân và lấy lòng mọi người một cách an toàn khi chọn 1 trong 2 đáp án trên. Còn không, cứ thẳng thắn mà trả lời là “Tùy…”

Bởi có một số ngành hàng thì chẳng phải khách hàng hay nhân viên…

Ví dụ như Apple? Steve Jobs huyền thoại nổi tiếng là nhà lãnh đạo có phong cách khá độc tài.

Steve Jobs không mấy coi trọng nhân viên. Ông có thể đi thang máy cùng một nhân viên và vì một lý do nào đó ông ngứa mắt và khi đi ra khỏi thang máy ông quyết định sa thải luôn nhân viên đi cùng thang máy.

Steve Jobs có coi trọng khách hàng không? Tôi nghĩ không quá coi trọng. Bởi ông từng phát biểu: “Khách hàng không biết họ muốn gì cho đến khi chúng ta đưa cho họ điều họ muốn”.

Vậy nhân viên hay khách hàng quan trọng hơn? Trong trường hợp này, có lẽ lại là sự đột phá về công nghệ, hay nói cách khác, đó là những phát minh mà công ty đang nắm giữ…

Với Thế Giới Di Động, có thể đó là Hệ thống CNTT và Business Inteligence rất khủng mà công ty đang nắm giữ, sau đó là Hệ thống cửa hàng bán lẻ, rồi mới đến Con người hay Khách hàng.

Khách hàng hay nhân viên là số 1? Tuỳ công ty đang ở gia đoạn phát triển nào. Tuỳ ngành nghề lĩnh vực công ty đang tham gia. 

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả: Hoàng Tùng - Sáng lập Pizza Home, Đồng sáng lập Tranh Nội Thất Mopi

Chiến lược nhân sự trong thị trường 'vạn biến'

Chiến lược nhân sự trong thị trường 'vạn biến'

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đội ngũ nhân sự cần có năng lực và hoài bão, có cam kết lâu dài, có đóng góp nổi bật và tạo được giá trị, phù hợp với môi trường và văn hóa nhằm phát triển doanh nghiệp bền vững.
Chiến lược nhân sự trong thị trường 'vạn biến'

Chiến lược nhân sự trong thị trường 'vạn biến'

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đội ngũ nhân sự cần có năng lực và hoài bão, có cam kết lâu dài, có đóng góp nổi bật và tạo được giá trị, phù hợp với môi trường và văn hóa nhằm phát triển doanh nghiệp bền vững.
Những tảng đá ngầm trong hoạt động của Hội đồng quản trị doanh nghiệp

Những tảng đá ngầm trong hoạt động của Hội đồng quản trị doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Mặc dù nhiều hội đồng quản trị sở hữu đầy đủ thành viên và các ban khác nhau, hiệu quả hoạt động vẫn không thể gia tăng vì những “tảng đá ngầm”.

Góc nhìn của nữ tướng Deloitte về Hội đồng quản trị trong bối cảnh công nghiệp 4.0

Góc nhìn của nữ tướng Deloitte về Hội đồng quản trị trong bối cảnh công nghiệp 4.0

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Làn sóng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ thay thế hàng loạt việc làm, đặt ra những vấn đề mới với hội đồng quản trị (HĐQT) bên cạnh những vấn đề còn tồn tại như hiệu quả và xung đột lợi ích.

Chiến thuật 'làm mát' căng thẳng trong cuộc họp hội đồng quản trị

Chiến thuật 'làm mát' căng thẳng trong cuộc họp hội đồng quản trị

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Việc trao đổi tích cực giữa các thành viên trong hội đồng quản trị (HĐQT) sẽ giúp tạo ra những ý tưởng mới mẻ và quyết định sáng suốt nhưng nếu không linh hoạt và khéo léo, căng thẳng và đối đầu lợi ích sẽ diễn ra.

Hội đồng quản trị các doanh nghiệp Việt hoạt động hiệu quả thấp nhất trong ASEAN 6

Hội đồng quản trị các doanh nghiệp Việt hoạt động hiệu quả thấp nhất trong ASEAN 6

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Dù đã có rất nhiều cải thiện trong vài năm gần đây, song hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị (HĐQT) các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Để có thể xây dựng một HĐQT theo quy chuẩn cơ bản, phải mất từ 2 đến 3 năm.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".