Hồ sơ quản trị
ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm tổng giám đốc
Ông Từ Tiến Phát cùng ban lãnh đạo đã lèo lái ACB liên tục có những bước tiến ấn tượng trong suốt những năm vừa qua.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa có nghị quyết tái bổ nhiệm
ông Từ Tiến Phát giữ chức vụ tổng giám đốc nhiệm kỳ ba năm (2025-2028) kể từ
ngày 14/01/2025.
Ông Phát sinh năm 1974 và đã có hơn 28 năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và chính thức gia nhập ACB từ
năm 1996.
Ông Phát đã từng trải qua các vị trí tại ACB như: Phó phòng tín dụng, Giám đốc chi nhánh, Phó giám đốc, Giám đốc khối khách hàng cá nhân từ năm 2015.
Trước khi giữ vị trí Tổng giám đốc ACB vào tháng 01/2022, ông Phát là Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối khách hàng cá nhân ACB từ năm 2015. Ông Phát cũng từng là thành viên đại diện cho ACB tham gia quản trị tại Ngân hàng Đại Á.
Hành trình lèo lái ACB
Là một trong những “trợ thủ” đắc lực của Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy, ông Phát cùng ban lãnh đạo đã lèo lái ACB liên tục có những bước tiến ấn tượng trong suốt nhiều năm vừa qua.
Chỉ tính riêng ba năm vừa qua, ACB liên tục những con số tăng trưởng đều đặn qua từng quý.
Tổng tài sản tăng gần gấp rưỡi từ 528.700 tỷ đồng quý I/2022, lên gần 780.000 tỷ đồng cuối năm 2024. Kéo theo đó là các chỉ tiêu kinh doanh cốt lõi như cho vay, tiền gửi cũng tăng liên tục qua từng quý.
Tính tới nay, ACB được ghi nhận là một trong những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro và tuân thủ các nguyên tắc thận trọng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống quản trị này không chỉ giúp ACB kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tốc độ tăng trưởng an toàn và ổn định trong nhiều năm qua.
Dự kiến đến cuối năm 2024, tỉ lệ an toàn vốn hợp nhất (CAR) của ACB tiếp tục duy trì trên 12%, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Hệ số rủi ro đối với tài sản được kiểm soát ổn định ở mức khoảng 70%, nằm trong nhóm thấp nhất ngành.
Mới đây, ACB cũng vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2024. Trong đó, tổng dư nợ tín dụng của ACB đạt hơn 581.000 tỷ đồng, tăng 19,1% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng trung bình toàn nền kinh tế là 15%.
Đáng chú ý, 90% danh mục cho vay thuộc khách hàng bán lẻ,
trong khi tín dụng doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng nổi bật 24%. Tỷ lệ nợ
xấu của ngân hàng cuối năm 2024 chỉ ở mức 1,39% (không bao gồm CIC), duy trì vị
thế là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ngành.
Kể cả với dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02, ban lãnh đạo ACB cho biết chỉ khoảng 1.300 tỷ đồng.
Huy động vốn của ACB cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, với tổng quy mô huy động, bao gồm phát hành giấy tờ có giá, đạt 639.000 tỷ đồng, tăng 19,4% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi từ khách hàng đạt hơn 537.000 tỷ đồng, tăng trưởng 11,3%, và tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) cải thiện lên mức 23%.
Những thành tựu nổi bật trong năm 2024 đã giúp ACB nhận được sự ghi nhận tích cực từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và trong nước. Các đánh giá này phản ánh rõ khả năng sinh lời bền vững, hiệu quả quản trị rủi ro và tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngân hàng.
Fitch Ratings, một trong những tổ chức tín nhiệm hàng đầu thế giới, đã nâng triển vọng của ACB từ "Ổn định" lên "Tích cực". Điều này thể hiện niềm tin vào sự cải thiện chất lượng tài sản của ngân hàng trong 12-18 tháng tới, nhờ vào môi trường kinh tế thuận lợi, quy trình thẩm định chặt chẽ và các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả.
Bên cạnh đó, Moody's và tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập FiinRatings cũng ghi nhận năng lực sinh lời ổn định và chiến lược quản trị rủi ro thận trọng của ACB.
ACB đẩy mạnh huy động vốn
Bán lẻ chững lại, ACB mở rộng sang doanh nghiệp vừa và lớn
Mảng doanh nghiệp lớn và vừa sẽ được ACB tập trung khai thác và coi đây là động lực tăng trưởng trong giai đoạn tới thay vì dựa phần lớn vào bán lẻ như trước đây.
Tại sao lợi nhuận ACB suy giảm trong quý III?
ACB cho biết, quý III ngân hàng tập trung tái cơ cấu các khoản nợ, kiểm soát nợ xấu sau khi đã tăng trưởng rất nhanh trong 2 quý đầu năm.
Phó tổng giám đốc ACB kể chuyện vượt khủng hoảng sau biến cố bầu Kiên
Theo ông Nguyễn Khắc Nguyện, người làm truyền thông nội bộ phải thực sự có niềm tin vào những gì mình đang truyền tải. Bản thân ông khi đó tin tưởng vào con đường của ACB, từ đó tin tưởng làm việc dù phải đối mặt với khó khăn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Trân trọng giới thiệu phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại Hà Nội, ngày 13/1.
SHB cấp tín dụng đến 85% cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
Khách hàng doanh nghiệp vay mua ô tô từ Kim Long Motor sẽ được SHB tài trợ vốn với tỷ lệ cho vay top đầu thị trường bằng chính tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, cùng thủ tục, hồ sơ đơn giản, tinh gọn.
T&T Group đưa dòng điện gió từ Lào về Việt Nam
Savan 1 – dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu điện bán về Việt Nam, sau khi đi vào khai thác, vận hành.
Trận đánh lớn của GSM
Vốn điều lệ của GSM đã tăng tới sáu lần, thông qua sáu đợt tăng vốn liên tiếp trong chưa đầy hai năm và trở thành một hiện tượng của thị trường xe điện.
Bất động sản bước vào chu kỳ thanh lọc mạnh mẽ
Sự hoàn thiện của khung pháp lý sẽ tạo cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dẫn đến cuộc thanh lọc mới về sản phẩm và các chủ đầu tư.
Bài toán đầu tư căn hộ Festihome tại Đảo Ngọc chỉ từ 250 triệu đồng
Dòng sản phẩm FestiHome - căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp của Vinhomes tại Phú Quốc United Center đang được xem là “món hời” dành cho mọi nhà đầu tư.
Ngân hàng quốc doanh thể hiện sức mạnh
Nhóm ngân hàng quốc doanh đang cho thấy sức mạnh của các 'đầu tàu' dẫn dắt nền kinh tế khi tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và lợi nhuận.