Tài chính
Tại sao lợi nhuận ACB suy giảm trong quý III?
ACB cho biết, quý III ngân hàng tập trung tái cơ cấu các khoản nợ, kiểm soát nợ xấu sau khi đã tăng trưởng rất nhanh trong 2 quý đầu năm.
Tái cấu trúc
Trong quý III vừa qua, ACB là một trong số ít các ngân hàng quy mô lớn công bố kết quả kinh doanh kém tích cực.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 4.800 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận sụt giảm chủ yếu đến từ sự lao dốc của lãi thuần mảng kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư.
Hoạt động kinh doanh của ACB đi xuống trong bối cảnh ngân hàng trong nhóm dẫn đầu tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay.
ACB cũng là một trong những ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp thêm room tín dụng sau khi hoàn thành 80% chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được cấp từ đầu năm.
Chia sẻ về vấn đề này, trong cuộc họp mặt nhà đầu tư mới đây, ban lãnh đạo ACB cho biết, trong quý III/2024, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đã chững lại, chỉ đạt khoảng 13% so với đầu năm.
Trong khi đó, tới hết quý II/2024, ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng 12%. Như vậy, trong quý III, tín dụng của ACB gần như đi ngang.
Lý giải về điều này, ban lãnh đạo ACB cho biết, tín dụng quý III tăng trưởng chậm lại bởi ngân hàng đã tăng trưởng rất nhanh trong quý II nhằm nhận được thêm room tín dụng từ phía NHNN. Do đó, quý III ngân hàng tập trung tái cơ cấu các khoản nợ, kiểm soát nợ xấu.
Đà tăng trưởng được dự báo quay trở lại trong quý cuối năm, khi ngân hàng đã dược nới room tín dụng lên mức 18,6%. ACB cho biết, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ vào khoảng 18%.
Động lực tăng trưởng cuối năm có thể đến từ cho vay doanh nghiệp với nhóm bất động sản khu công nghiệp.
Ngân hàng đã tiếp cận một số khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Đây được kỳ vọng là nhóm tăng trong quý cuối năm khi mà lượng giải ngân FDI vào Việt Nam đang hồi phục tốt.
Ban lãnh đạo ngân hàng cũng kỳ vọng cho vay cá nhân hồi phục trong giai đoạn cuối năm, trong đó tập trung vào hai mảng chính là sản xuất kinh doanh và mua nhà phố.
NIM suy giảm
Tín dụng được dự báo sẽ đẩy mạnh trong quý cuối năm, do đó ACB cho biết sẽ cần phải tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu này.
Trong quý III, tiền gửi từ khách hàng chỉ tăng thêm được 1.000 tỷ đồng. Huy động từ phát hành chứng chỉ tiền gửi tăng hơn 20 nghìn tỷ đồng.
Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, với tình hình dòng tiền bị rút khỏi Việt Nam như vừa qua và chưa quay lại, ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động để hấp dẫn khách hàng. Điều này sẽ áp lực tới biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng.
Ngay trong quý III, NIM của ACB cũng đã suy giảm khi tỷ giá tăng liên tục, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động, kéo theo chi phí vốn tăng lên.
Trong khi lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ tăng để cạnh tranh, lãi suất cho vay dự kiến khó có thể tăng lên trong dịp cuối năm. Do đó, ngân hàng cho rằng NIM sẽ tiếp tục giảm trong quý IV.
Nợ xấu tạo đỉnh
Điểm tích cực là sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng rất nóng nửa đầu năm, nợ xấu của ACB cho thấy tín hiệu đạt đỉnh khi gần như không tăng thêm trong quý III. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện ở mức 1,49%.
“Tốc độ hình thành nợ xấu mới đang có sự giảm đi rõ rêt. Trong quý I, tốc độ tăng trưởng nợ xấu hơn 20%, quý II là hơn 11%, trong khi quý 3 chỉ tăng hơn 2%”, ban lãnh đạo ACB chia sẻ.
Ngân hàng kỳ vọng nợ xấu sẽ giảm trong thời gian tới khi thị trường bất động sản hồi phục tốt hơn, giúp nợ xấu cả năm được duy trì ở mức dưới 1,5%. Từ đầu năm 2024, ACB đã phải giãn các khoản nợ xấu liên quan đến bất động sản do thị trường này trầm lắng, khiến cho việc thanh lý các khoản nợ bất động sản khó khăn hơn.
Do kỳ vọng nợ xấu sẽ giảm, ACB cũng không trích lập quá nhiều trong quý III/2024. Ngân hàng tin rằng áp lực trích lập dự phòng về cuối năm sẽ không cao. Tỷ lệ bao nợ xấu hiện đang ở mức 80% và có hồi phục nhẹ từ quý II.
Với dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02, ban lãnh đạo ACB cho biết chỉ khoảng 1.300 tỷ đồng.
Dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 chỉ hơn 2.000 tỷ đồng do tập trung ở khu vực miền Nam.
Được ACB hậu thuẫn, ACBS tăng vốn "thần tốc" lên 10.000 tỷ đồng
ACB đẩy mạnh huy động vốn
ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.
Bán lẻ chững lại, ACB mở rộng sang doanh nghiệp vừa và lớn
Mảng doanh nghiệp lớn và vừa sẽ được ACB tập trung khai thác và coi đây là động lực tăng trưởng trong giai đoạn tới thay vì dựa phần lớn vào bán lẻ như trước đây.
Phó tổng giám đốc ACB kể chuyện vượt khủng hoảng sau biến cố bầu Kiên
Theo ông Nguyễn Khắc Nguyện, người làm truyền thông nội bộ phải thực sự có niềm tin vào những gì mình đang truyền tải. Bản thân ông khi đó tin tưởng vào con đường của ACB, từ đó tin tưởng làm việc dù phải đối mặt với khó khăn.
Các ngân hàng có thể giảm 6.000 tỷ đồng lợi nhuận vì bão Yagi
Lợi nhuận sẽ giảm chủ yếu từ nhóm 4 ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Agribank.
Vinamilk chững lại
Ông lớn ngành sữa vừa ghi nhận quý có lợi nhuận sụt giảm đầu tiên sau 5 quý tăng trưởng liên tiếp
Đầu tư vào ‘chữ S’ là chiến lược dài hạn của doanh nghiệp
Chữ S, tức yếu tố xã hội trong thực hành phát triển bền vững theo ESG, là chiến lược đem lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về thị trường carbon
Thị trường carbon là công cụ mới, đặt ra thách thức cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong tìm hiểu và xác định phương án phù hợp.
Ngân hàng Quốc dân ghi nhận kết quả kinh doanh cải thiện
Kết thúc quý III/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB được duy trì ổn định, với điểm nhấn là huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng vượt trội.
101 tình huống nhân sự nan giải
Cuốn sách của Paul Falcone cung cấp công cụ và giải pháp giúp các nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên viên nhân sự có thể ứng phó với những tình huống khó khăn hàng ngày.
SHB báo lãi trước thuế hơn 9.000 tỷ đồng
Lũy kế chín tháng đầu năm 2024, SHB đạt lợi nhuận trước thuế 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm với chỉ số hiệu quả kinh doanh duy trì trong nhóm đầu ngành.