Ai giữ ngôi vương mảng siêu thị và đại siêu thị tại Việt Nam?

Minh Nhật Thứ ba, 14/07/2020 - 18:44

Trong khi khu vực đại siêu thị chứng kiến sự lấn át của các thương hiệu nước ngoài, các thương hiệu Việt lại cho thấy sức ảnh hưởng trong mảng siêu thị.

Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, phân khúc đại siêu thị tại Việt Nam được đánh giá đã ổn định phần nào về số lượng cửa hàng cũng như diện tích mặt sàn. Năm 2019, doanh số của phân khúc này giảm nhẹ 0,2%, theo báo cáo "Ngành bán lẻ Việt Nam: Chuyển dịch nhanh sang mô hình bán hàng đa kênh" của Deloitte Việt Nam.

Một trong những lý do của sự sụt giảm trên là vị trí không gần khu dân của các đại siêu thị khi mô hình này yêu cầu không gian lớn trong khi mức giá thuê gần khu dân cư cao hơn.

Cùng với đó, người tiêu dùng thành thị thường ưa thích các siêu thị và cửa hàng tiện lợi hơn do vị trí dễ dàng tiếp cận hơn. Người mua thường chỉ đến đại siêu thị khi cần đến khối lượng hàng lớn, chẳng hạn như trong các mùa lễ.

Những nhân vật chủ chốt trong phân khúc đại siêu thị chủ yếu là thương hiệu của nước ngoài, bao gồm Big C, Lotte Mart, AEON và E-Mart. Trong đó, Big C của Thái Lan hiện đang giữ "ngôi vương" về thị phần với 57,6%.

Trong khi đó, phân khúc siêu thị được nắm giữ chủ yếu bởi các thương hiệu nội địa như Saigon Co.op và Bách Hóa Xanh - hai cái tên dẫn đầu với thị phần lần lượt là 43% và 14% vào năm ngoái.

Theo Deloitte, sự tăng trưởng liên tục của mảng siêu thị trong suốt 4 năm qua xuất phát chủ yếu từ sự am hiểu sâu sắc thị trường nội địa của các thương hiệu địa phương cũng như các sản phẩm gắn mác riêng của siêu thị trở nên nổi tiếng hơn.

a
Saigon Co.op là thương hiệu hiếm hoi xuất hiện trong tốp đầu của cả phân khúc siêu thị và đại siêu thị.

Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19, sự phát triển của các hình thức thương mại hiện đại lớn, bao gồm siêu thị và đại siêu thị, đã vượt qua mô hình truyền thống nhờ sự đa dạng của các sản phẩm, thương hiệu và kích cỡ. Điều này giúp người tiêu dùng có thể mua được mọi thứ cần thiết chỉ trong một cửa hàng, giảm đi lại và tiếp xúc, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Báo cáo từ Kantar từng chỉ ra rằng người tiêu dùng Việt Nam đến siêu thị và đại siêu thị thường xuyên hơn trước khi dịch Covid-19 và mua hàng sau trung bình 10 ngày.

Ngoài việc mua hàng tại cửa hàng, các nhà bán lẻ còn ghi nhận nhu cầu tăng cao đối với các kênh khác. Ví dụ như tại Saigon Co.op, các đơn đặt hàng qua điện thoại tăng lên 4 - 5 lần trong khi lượng truy cập vào nền tảng thương mại điện tử tăng lên gấp 10 lần kể từ tháng 1.

Thực tế này báo hiệu sự chuyển dịch của người tiêu dùng sang mua sắm đa kênh nhiều hơn và hành vi này được dự báo sẽ tiếp tục ngay cả khi đại dịch Covid-19 suy yếu.

Theo ông Nguyễn Tiến Dzũng, Giám đốc cấp cao bộ phận đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam, không thể phủ nhận rằng sẽ có những thay đổi rất lớn tiếp diễn trong một số lĩnh vực nhất định do hậu quả của cuộc khủng hoảng Covid-19.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh (FMCG), mặc dù người tiêu dùng có thể trì hoãn những chuyến du lịch hay những vé xem phim, họ vẫn tiếp tục cần những sản phẩm như giấy vệ sinh hay thức uống có ga.

Ngành tiêu dùng nhanh đại diện cho những hành vi thường thấy của người tiêu dùng. Trong khi có sự khác biệt trong cách người tiêu dùng mua sắm, kích cỡ hàng hóa, nơi họ mua và nơi họ lưu trữ, thì những nhu cầu tiềm ẩn và cách người tiêu dùng sử dụng sản phẩm nhìn chung không thay đổi nhiều, ông Dzũng đánh giá.

Tại Việt Nam, chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong quý I/2020 vẫn duy trì ở mức cao với tốp 4 trên thế giới, tăng 1 điểm so với quý cuối năm ngoái. Niềm tin này giúp gia tăng kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh chóng của sức mua.

Hậu Covid-19, người tiêu dùng Việt ưa chuộng hàng nội địa

Hậu Covid-19, người tiêu dùng Việt ưa chuộng hàng nội địa

Tiêu điểm -  4 năm
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng Việt ưu tiên mạnh mẽ hơn với sản phẩm địa phương, mua sắm trực tuyến nhiều hơn và tiếp tục dành sự quan tâm hàng đầu cho sức khỏe.
Hậu Covid-19, người tiêu dùng Việt ưa chuộng hàng nội địa

Hậu Covid-19, người tiêu dùng Việt ưa chuộng hàng nội địa

Tiêu điểm -  4 năm
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy người tiêu dùng Việt ưu tiên mạnh mẽ hơn với sản phẩm địa phương, mua sắm trực tuyến nhiều hơn và tiếp tục dành sự quan tâm hàng đầu cho sức khỏe.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  2 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Tiêu điểm -  1 ngày

Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Tiêu điểm -  2 ngày

Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Tiêu điểm -  4 ngày

Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

Hồ sơ quản trị -  42 phút

Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Tài chính -  1 giờ

Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  2 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Vàng -  3 giờ

Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  3 giờ

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  6 giờ

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  6 giờ

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Đọc nhiều