Tiêu điểm
Ai sẽ được nhận tiền từ gói hỗ trợ 61.500 tỷ đồng do dịch Covid-19?
Các cá nhân và hộ gia đình được nhận tiền hỗ trợ trong thời gian ba tháng trong khi người sử dụng lao động có thể được vay với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động bị ngừng việc do dịch Covid-19.
Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đưa ra dự thảo Nghị quyết Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 với tổng số tiền hỗ trợ dự kiến lên tới 61.580 tỷ đồng.
Theo dự thảo do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm qua, sẽ có sáu nhóm đối tượng được nhận tiền hỗ trợ trong thời gian ba tháng, từ tháng 4-6/2020.
Người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương tại các doanh nghiệp được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; lao động không có giao kết hợp đồng lao động, mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng.
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng ngoài mức trợ cấp thường xuyên.
Người sử dụng lao động được vay Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% trong thời gian không quá 12 tháng, mức vay tối đa theo 50% mức lương tối thiểu vùng/tháng/người để trả lương cho người lao động bị ngừng việc trong ba tháng và có trách nhiệm trả số tiền lương ngừng việc còn lại cho người lao động.
Trường hợp đối tượng thuộc diện được hưởng từ hai chính sách hỗ trợ trở lên thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.
Ông Dũng cho biết, dự thảo nghị quyết dựa trên bốn nguyên tắc chủ yếu.
Một là, hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19. Hai là, nhà nước và doanh nghiệp cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.
Ba là, việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Bốn là, ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách tại nghị quyết này.
Tổng số tiền dự kiến theo nghị quyết khoảng 61.580 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 35.880 tỷ đồng.
Ngoài ra, có hai chính sách hỗ trợ đặc thù và cho áp dụng quy trình đơn giản hóa tạo điều kiện người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội trở lên (kể cả lao động ngừng việc).
Đồng thời, cho phép người sử dụng lao động được hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động. Thời gian hỗ trợ tối đa ba tháng, mức hỗ trợ tối đa 1triệu đồng/người/tháng.
Doanh nghiệp kỳ vọng các quyết sách cụ thể, mạnh mẽ và hiệu quả hơn
Hỗ trợ khách hàng vượt Covid-19, HDBank giảm sâu lãi suất cho vay
Thực hiện các chỉ đạo và định hướng của Chính phủ cũng như Ngân hàng nhà nước, đồng thời chủ động đưa ra các gói hỗ trợ dành cho khách hàng và theo sát diễn biến dịch bệnh, HDBank sẽ tự động giảm sâu lãi suất vay đến 4,5% từ 31/3.
Thủ tướng chính thức công bố dịch Covid-19 toàn quốc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong quyết định công bố dịch Covid-19 ban hành trưa 1/4.
'Sức khoẻ' ngành sản xuất suy giảm kỷ lục vì Covid-19
Mức độ lạc quan trong kinh doanh giảm về mức thấp nhất lịch sử khi các doanh nghiệp quan ngại về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Quản trị tài chính cá nhân mùa dịch Covid-19
Quản lý tài chính cá nhân thế nào cho hiệu quả để đảm bảo chi tiêu trong mùa dịch Covid-19 khi túi tiền của bất kỳ cá nhân nào trong xã hội cũng đang bị ảnh hưởng trực tiếp? Liệu có nên đầu tư trong thời điểm này hay không và đâu là kênh đầu tư hiệu quả?
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.