Tiêu điểm
Ăn uống tại chỗ, xe buýt, taxi tại Hà Nội được khôi phục từ ngày 14/10
Nhiều hoạt động tại Hà Nội được khôi phục từ ngày 14/10 gồm ăn uống tại chỗ, xe buýt, xe taxi, mở cửa công viên, khách sạn.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ban hành công điện triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Theo đó, từ 6h ngày 14/10, thành phố điều chỉnh một số hoạt động gồm các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động bình thường. Các đơn vị thường xuyên tự đánh giá nguy cơ, thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; khuyến khích làm việc trực tuyến.
Xe buýt, xe taxi được hoạt động theo công suất và hướng tuyến do Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn. Các bảo tàng, công viên mở cửa đón khách trở lại với số lượng không quá 10 người/đoàn, đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.
Khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú và các biện pháp phòng, chống dịch.
Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn. Chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm hai mũi vacine phòng Covid-19; yêu cầu khách hàng quét mã QR.
Các hoạt động và cơ sở kinh doanh phải đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR theo quy định của Bộ Y tế và thành phố gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và các cá nhân tham gia.
Với quyết định này, Hà Nội đang ở cấp độ dịch 2 - màu vàng theo Nghị quyết số 128 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" vừa được Chính phủ ban hành ngày 12/10.
Theo đó, ở cấp độ 2, nghị quyết mới nêu rõ hạn chế các sự kiện tập trung đông người trong nhà, ngoài trời hoặc tổ chức có điều kiện. Vận tải hành khách công cộng được hoạt động.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, massage, bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc, làm đẹp... phải ngừng hoặc hạn chế. Địa phương sẽ quyết định các dịch vụ nguy cơ khác được hoạt động hay không. UBND cấp tỉnh quy định điều kiện hoạt động của những người bán hàng rong, vé số dạo...
Các hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp vẫn được tổ chức theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ quy định về thời gian, số lượng học sinh...
UBND cấp tỉnh quyết định số người tham gia hoạt động tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, địa điểm biểu diễn văn hóa, thể dục, thể thao hạn chế hoạt động; giảm công suất, số người tham dự.
Thống nhất phân loại 4 cấp độ ‘thích ứng an toàn’ với Covid-19 trên toàn quốc
Trong khi đó, ở cấp 1, các sự kiện trong nhà và ngoài trời không hạn chế số người. Các lĩnh vực đều được phép hoạt động.
Ở cấp 3, một số hoạt động được phép gồm lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh; cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối; nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống.
Các hoạt động khác đều phải dừng hoặc hạn chế như hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời; vận tải hành khách công cộng; bán hàng rong, vé số dạo… Cơ quan, công sở giảm số người làm việc, tăng cường làm việc trực tuyến.
Ở cấp 4, lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh; cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng là hai hoạt động duy nhất được phép và không bị hạn chế.
Hà Nội, Hải Phòng bỏ quy định cách ly tập trung với khách đến trên các chuyến bay nội địa
Hà Nội, Hải Phòng bỏ quy định cách ly tập trung với khách đến trên các chuyến bay nội địa
Người đến Hà Nội, Hải Phòng bằng các chuyến bay thương mại sẽ cần theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, không phải cách ly y tế tập trung 7 ngày.
Hà Nội dùng 20 khách sạn để cách ly tập trung người đến bằng máy bay
20 khách sạn sẽ được dùng để làm cơ sở cách ly tập trung đối với hành khách trên các chuyến bay từ TP.HCM và Đà Nẵng đến Hà Nội từ ngày 10/10.
Hà Nội đề nghị làm rõ nhiều vấn đề trước khi mở lại đường bay nội địa
Trước khi đồng tình hay từ chối về kế hoạch mở lại đường bay nội địa, UBND TP. Hà Nội đề nghị làm rõ nhiều vấn đề.
Kinh tế Hà Nội cuối năm: Lò xo bị nén càng lâu thì bung càng mạnh?
Thành lập 4 tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiên định mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trên 95% kế hoạch năm 2021, đẩy nhanh giải quyết các thủ tục về đầu tư, tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp… là những việc mà chính quyền Hà Nội sẽ làm để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 ở mức cao nhất.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.