Tài chính
Áp lực bán ròng của khối ngoại đè nặng chứng khoán Việt
Năm 2021, khối ngoại từng thiết lập kỷ lục xả hàng mạnh nhất mọi thời đại với giá trị bán ròng 58.800 tỷ đồng. Kỷ lục buồn này đang bị đe doạ khi chỉ sau nửa năm, khối ngoại đã bán ròng 50.000 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán đóng cửa phiên giao dịch tháng 6/2024 khá thất vọng khi giảm 13,77 điểm, tương đương 1,09%. Tính chung cả tháng 6, thị trường đã giảm 1,3%, về 1.245 điểm.
Đóng góp cho đà suy giảm chung của thị trường phải kể tới khối ngoại. Từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã bán ròng liên tục trên thị trường chứng khoán. Thống kê riêng phiên giao dịch ngày 28/6, khối này đã bán ròng 1.100 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, những phiên bán ròng quy mô nghìn tỷ của khối ngoại ngày càng xuất hiện dày đặc. Lũy kế từ đầu năm đến nay, xấp xỉ 2 tỷ USD giá trị cổ phiếu, tương đương hơn 50.000 tỷ đồng đã bị khối ngoại bán ròng.
Lượng bán ròng mạnh nhất từ đầu năm tới nay ghi nhận tại cổ phiếu bất động sản Vinhomes với giá trị xấp xỉ 12.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 9.000 tỷ đồng cổ phiếu bị bán ròng khớp lệnh.
Xếp tiếp theo trong danh sách bán ròng của khối ngoại là chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị bán ròng hơn 7.200 tỷ đồng. Hai cổ phiếu bluechips khác là VNM và FPT cũng bị bán ròng lần lượt hơn 5.600 tỷ và hơn 5.100 tỷ đồng.
Tương tự, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại còn ghi nhận tại loạt cổ phiếu khác như VRE (3.300 tỷ đồng), MSN (3.200 tỷ đồng), VND (2.300 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, khối ngoại cũng mua ròng một số cổ phiếu như Thế giới di động với hơn 2.000 tỷ đồng. Cổ phiếu NLG và MSB cũng được mua ròng với giá trị lần lượt xấp xỉ 810 tỷ và 700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, có thể thấy những cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất có giá trị cao hơn rất nhiều so với những cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất, cho thấy xu thế bán của khối ngoại hoàn toàn áp đảo.
Lần gần nhất, thị trường chứng kiến đà bán ra ồ ạt của khối ngoại là vào giai đoạn 2021, với giá trị bán ròng luỹ kế khi đó vượt 58.000 tỷ đồng. Đây cũng là năm thiết lập kỷ lục xả hàng mạnh nhất của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Với việc năm 2024 mới đi qua được nửa chặng đường, kỷ lục buồn của năm 2021 hoàn toàn có thể bị phá vỡ, nhất là khi khối ngoại vẫn chưa có dấu hiệu giảm bán.
Dù khối ngoại hiện nay không còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giao dịch như thời kỳ trước, song động thái của nhóm nhà đầu tư này vẫn rất được thị trường quan tâm, bởi dòng tiền khối ngoại thường dài hạn, mang ý nghĩa “xây nền” cho thị trường. Động thái bán ròng liên tục của khối ngoại, do đó, vẫn tác động tới tâm lý thị trường.
Lý giải động thái của khối ngoại, ông Trần Hoàng Sơn, giám đốc chiến lược thị trường công ty chứng khoán VPBankS cho rằng một trong những lý do quan trọng dẫn tới áp lực rút vốn mạnh không những ở Việt Nam mà còn ở quy mô khu vực châu Á, phần lớn đến từ độ trễ trong kỳ vọng Fed hạ lãi suất.
Tình trạng này ảnh hưởng đến diễn biến tăng giá của USD những tháng đầu năm, có lúc lên tới hơn 5%, và tác động lớn đến tỷ giá của các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Sự chênh lệch lãi suất kéo dài cùng những bất ổn từ địa chính trị, thương mại gia tăng dẫn tới áp lực rút vốn của các dòng vốn “carry trade” (kinh doanh dựa trên chênh lệch lãi suất) và tạo lực bán mạnh trên thị trường chứng khoán.
Vị chuyên gia đánh giá đây là thời kỳ khá biến động khi cấu trúc dòng vốn toàn cầu đang thay đổi theo các chính sách điều hành của các ngân hàng trung ương.
Trước mắt, ECB đã có động thái hạ lãi suất. Còn với thị trường Mỹ, những chỉ báo hiện tại giúp giới đầu tư duy trì kỳ vọng về đợt giảm lãi suất có thể rơi vào cuối quý III hoặc đầu quý IV năm nay.
Hiện tại, tỷ giá trong nước đang dần hạ nhiệt và kỳ vọng có thể ổn định trở lại trong quý III. Trên cơ sở đó, ông Sơn cho rằng có thể kỳ vọng khối ngoại sẽ giảm dần áp lực rút vốn và sớm quay trở lại mua ròng khi gần đến thời điểm FED và các ngân hàng trung ương lớn hạ lãi suất.
Trong báo cáo mới đây về dòng vốn ngoại trên thị trường, SSI Research cho rằng khác với giai đoạn trước khi cường độ bán lớn của khối ngoại thường gây áp lực lên điểm số thị trường thì dòng vốn từ nhà đầu tư cá nhân mới là động lực dẫn dắt chính trong giai đoạn hiện tại.
Với môi trường lãi suất thấp, nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn tích cực tham gia thị trường và đối ứng tốt lực bán ròng của khối ngoại. Điều này cũng đang thể hiện sự ảnh hưởng tích cực lên diễn biến VNIndex.
Trong tháng 6, thị trường đã có lúc vượt qua ngưỡng 1.300 điểm lần đầu tiên sau 2 năm. Tính từ đầu năm 2024, thị trường vẫn tăng khoảng 10%, một hiệu suất không thấp so với các kênh đầu tư khác.
Theo SSI Research, các rủi ro liên quan tới lãi suất, tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến dòng vốn ngoại vào Việt Nam ở giai đoạn hiện tại. Song, báo cáo chỉ ra điểm tích cực là kỳ vọng về bản dự thảo lần 2 của thông tư cho phép công ty chứng khoán triển khai hình thức hỗ trợ thanh toán đối với các nhà đầu tư tổ chức sẽ sớm được công bố.
Đội ngũ phân tích duy trì quan điểm thận trọng về dòng vốn vào các quỹ ETF của Việt Nam, tuy nhiên đánh giá cường độ rút ròng sẽ hạn chế hơn. Tín hiệu tích cực có thể sẽ bắt đầu xuất hiện khi môi trường vĩ mô (tỷ giá và lãi suất) ổn định hơn.
Quỹ AFC Vietnam Fund nhận định, một số nhà đầu tư nước ngoài có sự lo lắng và bán ròng quá đà. Bên cạnh đó, diễn biến gần đây mang tới kỳ vọng về việc môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện.
Về diễn biến thị trường, AFC Vietnam Fund cho rằng, môi trường lãi suất thấp và các chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã thúc đẩy hoạt động tiêu dùng và xuất khẩu. Trong tháng 5, xuất khẩu tăng trưởng 15,8% so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực chính như dệt may, quần áo tiếp tục hồi phục ấn tượng, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 13,1 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.
Quỹ này cho biết vẫn đang mua vào cổ phiếu Việt Nam. Tính tới cuối tháng 5/2024, AFC Vietnam Fund đang đầu tư vào 43 mã cổ phiếu và nắm giữ tỷ trọng 6,7% tiền mặt. Các lĩnh vực được phân bổ lớn nhất bao gồm tiêu dùng (54,6%) và tài chính (13,5%).
Đáng chú ý, sau khi bị rút ròng mạnh vài tháng gần đây, Fubon FTSE Vietnam ETF có thể giải ngân thêm 4.000 tỷ đồng mua cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới, sau khi được Ủy ban Quản lý và giám sát tài chính thông qua số tiền huy động vốn bổ sung đợt 6 là khoàng 150 triệu USD.
HoSE chấp thuận niêm yết cổ phiếu Chứng khoán DNSE
Diễn biến đáng chú ý khiến quận Hoàng Mai hút người có nhu cầu ở thực
Được coi là một trong các khu vực sống sôi động nhất Hà Nội, những diễn biến mới nhằm hoàn thiện hạ tầng giáo dục cho cư dân tại quận Hoàng Mai đang được chú ý. Đây cũng là động lực quan trọng khiến người có nhu cầu ở thực thêm yên tâm mua nhà tại quận Hoàng Mai.
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng mạnh
Xuất khẩu dệt may năm 2024 dự báo đạt tổng kim ngạch khoảng 43,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vượt qua Bangladesh, chiếm vị trí thứ hai thế giới.
Vietnam Airlines triển khai hạng ghế Phổ thông đặc biệt
Hãng hàng không quốc gia sẽ triển khai hạng ghế Phổ thông đặc biệt (Premium Economy) trên toàn mạng bay nội địa từ ngày 14/1/2025.
Giới đầu tư liên tục xuống tiền mua nhà phố biển Sông Town – CaraWorld
Sỡ hữu nghìn lẻ một trải nghiệm sống đa sắc màu, lại mở ra cơ hội đầu tư sinh lời từ bất động sản biển sở hữu lâu dài, nhà phố Sông Town - CaraWorld đang thành tâm điểm đầu tư được săn đón.
Du lịch Tết 2025: Điểm đến nào được khách Việt ‘săn đón’?
Du khách Việt đang viết lại cẩm nang du lịch Tết 2025 với mục tiêu kết nối với thiên nhiên, người thân và chính bản thân.
Đất Xanh huy động gần 1.800 tỷ đồng từ cổ đông để trả nợ
MBS, đơn vị tư vấn đợt phát hành này của Đất Xanh cho biết, vốn huy động được chủ yếu dùng để cơ cấu lại nợ, giảm bớt áp lực vay vốn.
PVcomBank được vinh danh Top 100 Sao Vàng đất Việt 2024
Tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã được vinh danh Top 100 giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024.