Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Sau khi niêm yết thành công, Chứng khoán DNSE sẽ trở thành hãng chứng khoán có giá trị vốn hóa tương đương với nhiều "ông lớn" lâu năm trên sàn.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa chính thức chấp thuận niêm yết cổ phiếu DSE của Công ty CP Chứng khoán DNSE. Theo đó, mức giá tham chiếu cho phiên chào sàn HoSE vào ngày 1/7 tới đây là 30.000 đồng/cổ phiếu.
Với 330 triệu cổ phiếu lưu hành, DNSE Securities sẽ được định giá lên tới 9.900 tỷ đồng, tương đương với các công ty lâu năm như Chứng khoán VIX (11.200 tỷ đồng) và Chứng khoán BIDV (10.700 tỷ đồng) và thậm chí gấp rưỡi giá trị vốn hóa Chứng khoán Công thương (5.850 tỷ đồng).
Đầu năm nay, Chứng khoán DNSE đã chào bán công khai lần đầu 30 triệu cổ phiếu thông qua hình thức trực tuyến theo phương thức dựng sổ với giá 30.000 đồng/cổ phiếu cho 617 nhà đầu tư.
Trong đó, chín cá nhân đã đăng ký mua tới 92% số cổ phiếu chào bán. Hơn 600 nhà đầu tư còn lại đặt mua tổng cộng hơn 2,37 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 8% số cổ phiếu DNSE chào bán. Khối lượng được phân bổ chủ yếu là 1.000 - 3.000 cổ phần.
Chứng khoán DNSE tiền thân là Chứng khoán Đại Nam được thành lập năm 2007. Sau ba lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của công ty là 3.000 tỷ đồng với sự xuất hiện của hai cổ đông lớn là Công ty CP Công nghệ tài chính Encapital và Công ty CP Encapital Holdings.
Chủ tịch HĐQT của DNSE hiện nay là ông Nguyễn Hoàng Giang, người từng là CEO của VNDirect từ 2009 đến 2018. Sau khi được mua lại, DNSE định hướng trở thành công ty chứng khoán công nghệ với sự hỗ trợ của EnCapital, một công ty công nghệ tài chính.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Giang tại buổi hội thảo hồi tháng 1/2024, công ty đang hướng đến mục tiêu trở thành một doanh nghiệp chứng khoán thế hệ mới, sử dụng công nghệ để đơn giản hóa đầu tư. Chứng khoán DNSE đặt mục tiêu đạt 5 triệu khách hàng, vốn hóa đạt 72.000 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 2.400 tỷ đồng trong vòng 5 năm tới.
Với định vị là công ty chứng khoán công nghệ, DNSE xác định lợi thế cạnh tranh đến từ ba yếu tố bao gồm đa dạng kênh bán, sản phẩm công nghệ tiên phong, và sự tối ưu chi phí vận hành nhờ vào nền tảng công nghệ do DNSE hoàn toàn tự phát triển.
Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu đạt 182 tỷ đồng và lãi ròng đạt 31 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và 78% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán tăng tới 158%, đạt 32 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý I/2024, dư nợ cho vay ký quỹ đạt hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 26% so với hồi đầu năm. Quy mô tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 619 tỷ đồng, gấp hơn hai lần so với hồi đầu năm, chủ yếu tăng nhờ tăng giá trị giấy tờ có giá.
Đáng chú ý, trong quý I/2024, công ty đã lọt vào top 5 thị phần môi giới phái sinh trên sàn HNX với hơn 4% thị phần chỉ sau một năm ra mắt sản phẩm giao dịch phái sinh.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ban lãnh đạo công ty cho biết sẽ tập trung phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh nhằm đưa giao dịch phái sinh trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh của công ty.
Năm 2024, công ty đưa ra ba kịch bản kinh doanh. Ở kịch bản tích cực nhất, tổng doanh thu là 1.390 tỷ đồng, tăng 88% so với năm trước. Ở hai kịch bản còn lại, DNSE đặt mục tiêu 1.119 tỷ đồng tổng doanh thu và 868 tỷ đồng.
Chứng khoán DNSE đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế tối đa 445 tỷ đồng, gần gấp đôi năm ngoái. Ở kịch bản 2, lợi nhuận sau thuế tối thiểu là 170 tỷ đồng, giảm 26% và kịch bản còn lại là 335 tỷ đồng.
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.
Từ góc nhìn của doanh nghiệp và chuyên gia tài chính, bộ tứ nghị quyết này hứa hẹn tạo ra những thay đổi sâu sắc, mở đường cho một nền kinh tế số hiện đại.
Phía AEON Financial cho biết đã phát hiện thông tin kế toán được công bố trước khi chuyển nhượng cổ phần tại Công ty tài chính PTF cho SeABank có sự sai lệch.
Thị trường tài sản mã hoá đang đòi hỏi xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, khi gần 90% vụ việc liên quan đến tài sản số bị xác minh có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo.
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.