Tiêu điểm
Áp lực cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước năm 2019
Theo kế hoạch, năm 2019, cả nước sẽ cổ phần hoá 19 doanh nghiệp, song con số này sẽ phải cộng dồn thêm 40 doanh nghiệp chưa cổ phần hoá của năm 2018.
Tại buổi họp báo chuyên đề mới đây của Bộ Tài Chính, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, cho biết, theo kế hoạch, giai đoạn 2017 – 2020 sẽ thực hiện cổ phần hóa 127 doanh nghiệp.
Trong đó, năm 2017 cổ phần hóa 44 doanh nghiệp, năm 2018 cổ phần hóa 64 doanh nghiệp, năm 2019 cổ phần hóa 18 doanh nghiệp và năm 2020 cổ phần hóa 1 doanh nghiệp.
Tuy nhiên đến trong năm 2018 mới chỉ cổ phần hoá được 23 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hoá với tổng giá trị hơn 31.700 tỷ đồng, giá trị vốn nhà nước 16.700 tỷ đồng.
Việc chậm tiến độ sẽ tạo áp lực cổ phần hóa sang năm 2019. Ngoài 19 doanh nghiệp trong kế hoạch sẽ phải cộng dồn thêm 40 doanh nghiệp chưa cổ phần hoá xong năm 2018.
Vì sao doanh nghiệp nhà nước vẫn được 'bao bọc' sau cổ phần hóa
Theo đại diện Bộ Tài chính, tiến độ triển khai cổ phần hóa trong năm 2018 còn chậm, chưa đạt kế hoạch. Nhiều đơn vị có số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa lớn nhưng chưa thực hiện theo đúng kế hoạch và chưa báo cáo về việc điều chỉnh tiến độ.
Tương tự, tình hình thoái vốn trong năm 2018 cũng chỉ thực hiện được một phần ba kế hoạch với 57 đơn vị thoái vốn 8.640 tỷ đồng, thu về hơn 19.600 tỷ đồng. Trong đó, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thoái xấp xỉ 6.600 tỷ đồng, thu về gần 15.900 tỷ đồng.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, việc thoái vốn nhà nước còn chậm là do các đơn vị đạt kết quả thấp hoặc chưa có kết quả. Còn đối với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động bị kéo dài, đặc biệt là ở những dự án bị thua lỗ.
Đơn cử như tại Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam đấu giá 3 lần không có người mua. "Bộ cho rằng phải tính theo giá thị trường, còn cứ bảo nhà máy hoạt động rồi mà muốn bán hơn 1.000 tỉ đồng thì thu hồi rất khó, trong khi thực tế nhà máy đã hoạt động đâu”, ông Tiến nói.
Tại Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn hai, nhà nước muốn bán cả doanh nghiệp nhưng phải xử lý các vấn đề tồn tại về tranh chấp pháp lý giữa nhà thầu, chủ đầu tư. Song các vấn đề này là yếu tố khách quan, không thể xử lý một sớm, một chiều khiến các doanh nghiệp bị chậm tiến độ cổ phần hóa.
Bên cạnh số lượng các doanh nghiệp cổ phần hoá, thoái vốn chưa đạt kế hoạch đề ra, trước đó, chuyên gia kinh tế, TS. Trần Đình Thiên còn cho rằng, quá trình cổ phần hoá của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều "nghịch lý".
Theo đó, giai đoạn 2011 - 2015, cả nước đã cổ phần hoá 508 doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả thực chất là đáng thất vọng: “Có tới 96,5% số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá nhưng chỉ có 8% số vốn nhà nước được chuyển giao cho khu vực tư nhân”.
Kế hoạch cổ phần hoá hoàn thành, nhưng mục đích thật sự là tái cơ cấu, phân bố lại nguồn lực không đạt được.
Nguyên nhân của thực trạng này theo ông Thiên là do với tỷ lệ nắm giữ 8% vốn sau cổ phần hóa, các nhà đầu tư tư nhân thực tế không có quyền chi phối doanh nghiệp.
Chính vì thế, hoạt động sau cổ phần hoá tại một số doanh nghiệp chưa đi vào thực chất. Tổ chức bộ máy, hoạt động quản trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh tại một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa không có nhiều thay đổi. Khoảng 80% vị trí lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước - ban điều hành, kế toán trưởng hầu như không thay đổi. Quyền tài sản không được xác lập rõ ràng. Vấn đề đất đai trong thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng còn nhiều bất cập, tiêu cực,thất thoát.
Theo ông Thiên, điều này dẫn đến việc chuyển nguồn lực doanh nghiệp nhà nước sang cho khu vực tư nhân chưa thiết thực và mang lại lợi ích tăng trưởng to lớn cho nền kinh tế.
Để hoàn thành mục tiêu cổ phần hoá, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, vị chuyên gia này cho rằng, cần chuyển từ lập trường “cổ phần hóa” sang lập trường “tư nhân hóa”. Đảng đã xác định kinh tế tư nhân là động lực phát triển quan trọng thì nên xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.
Bên cạnh đó, cần áp dụng đầy đủ nguyên tắc thị trường trong cổ phần hóa, nhất là quá trình bán tài sản mà trước hết là đối với tài sản đất đai. Đồng thời, công khai minh bạch thông tin về doanh nghiệp nhà nước là nguyên tắc tối quan trọng, ông Thiên nhấn mạnh.
'Miếng bánh' cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp nhà nước
Thanh tra kết luận nhiều sai phạm trong cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam
Nhiều vi phạm trong việc sử dụng đất đai, thực hiện cổ phần hoá, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của Hãng phim truyện Việt Nam đã được Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý dứt điểm.
Nửa đầu năm 2018 thu 28.000 tỷ đồng từ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước
Lũy kế từ năm 2016 đến nay, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt khoảng 198.000 tỷ đồng cao gấp 2,5 lần số thu được trong giai đoạn từ 2011 đến 2015.
4 nguyên nhân khiến cổ phần hoá chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, việc các doanh nghiệp nhà nước muốn nắm cổ phần chi phối khi cổ phần hoá là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều thương vụ M&A không thành công.
Khó đạt mục tiêu cổ phần hoá 44 doanh nghiệp trong năm 2017
Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhận định sẽ hoàn thành 38 trong số 44 doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hóa theo kế hoạch năm 2017.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.