Tài chính
Áp lực đáo hạn 122.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản
Hiện nhu cầu phát hành để đảm bảo vòng quay vốn của các doanh nghiệp khá cao, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp bất động sản. Mặc dù vậy, hoạt động phát hành đang gặp phải nhiều thách thức trong bối cảnh cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc phát hành cũng như giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
Theo thống kê trên chuyên trang trái phiếu doanh nghiệp (CBond) của sàn HNX, thực hiện công bố các đợt phát hành trái phiếu từ đầu năm 2021 đến nay, có khoảng 62 nghìn tỷ đồng giá trị trái phiếu sẽ đáo hạn trong năm 2022 này.
Các doanh nghiệp bất động sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong số trái phiếu sẽ đáo hạn này bao gồm Công ty Bông Sen (gần 5.000 tỷ đồng), Osaka Garden (6.800 tỷ đồng), Bách Hưng Vương (2.980 tỷ đồng), Wealth Power (2.880 tỷ đồng); các công ty trong thuộc NovaLand (hơn 8.000 tỷ đồng); các công ty thuộc Vingroup (7.500 tỷ đồng); Hưng Thịnh (gần 4.000 tỷ đồng); Sunshine Group (1.000 tỷ đồng)…
Nếu tính thêm các đợt phát hành trái phiếu công bố năm 2020 và 2019, theo dữ liệu của FiinGroup, tổng giá trị các trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn trong năm nay khoảng 122 nghìn tỷ đồng.
Sau đó trong các năm 2023 và 2024, quy mô trái phiếu bất động sản đáo hạn sẽ vào khoảng 220 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết.

So với quy mô toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, khoảng gần 500 nghìn tỷ đồng, số lượng trái phiếu đáo hạn trong 3 năm tới chiếm đến 63%. Điều này tạo ra áp lực trả nợ cho các doanh nghiệp bất động sản. Đặc biệt khi giá trị dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết có dấu hiệu giảm dần do dịch bệnh, cho thấy sức khỏe tín dụng suy yếu.
Bên cạnh đó, Covid-19 làm chậm tiến độ triển khai dự án bất động sản. Kết quả là sản lượng căn hộ bán được giảm mạnh, giảm còn khoảng 30% chỉ tính thị trường Hà Nội và TP.HCM, vốn chiếm khoảng 60% quy mô cả nước.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá, hiện nhu cầu phát hành để đảm bảo vòng quay vốn của các doanh nghiệp khá cao, tuy nhiên sẽ gặp phải nhiều thách thức về mặt chính sách và pháp lý trong bối cảnh kiểm soát chặt chẽ việc phát hành cũng như giao dịch trái phiếu doanh nghiệp thông qua dự thảo sửa đổi lần 5 Nghị định số 153/2020/NĐCP.
Thực tế cho thấy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ đầu năm đến nay diễn ra rất trầm lắng, thậm chí trong tháng 4, các doanh nghiệp bất động sản không phát hành. Phải đến tháng 5 vừa qua, thị trường mới diễn biến tích cực hơn khi một số doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trở lại và chiếm 22% tổng giá trị phát hành trái phiếu trong nước.
Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo, trong ngắn hạn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể trầm lắng trong một đến hai quý tới do thị trường đang chờ đợi những thay đổi về mặt chính sách, pháp lý được cơ quan quản lý nhà nước ban hành trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phát hành, tổ chức tư vấn, bảo lãnh phát hành, nhà đầu tư tổ chức (ngân hàng, công ty bảo hiểm) cần thời gian để thích ứng với những thay đổi mới về mặt chính sách, pháp lý khi các thông tư, nghị định mới đi vào hiệu lực.
Ngoài ra, nhà đầu tư cá nhân cũng cần thêm thời gian để ổn định tâm lý, suy xét và đánh giá tình hình thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Về nhóm ngành, công ty chứng khoán này cho rằng, giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ của nhóm bất động sản sẽ giảm dần trong một vài quý tới và nhường dòng vốn cho những doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ thiết yếu.
Áp lực gia tăng với doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.