UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
Các quốc gia ASEAN đang trong lộ trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo để thực hiện những cam kết về biến đổi khí hậu.
Với nguồn trữ lượng than đá khổng lồ, ngành công nghiệp nhiệt điện và khai thác than là một trong những lĩnh vực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Indonesia. Hiện nay, 48% tổng năng lượng sản xuất tại quốc gia này đến từ nhiệt điện than.
Tổng công ty điện lực Perusahaan Listrik Negara thuộc sở hữu của chính phủ Indonesia mới đây đã đưa ra cam kết ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới. Song song với đó, công tác chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ được tiến hành từ năm 2025, dự kiến hoàn tất vào năm 2060. Kế hoạch đánh thuế khí thải các bon cũng đang được chính phủ Indonesia xem xét đưa vào ứng dụng.
Cam kết loại bỏ nhiệt điện than của Indonesia phần nào khiến các nhà đầu tư tỏ ra cảnh giác. Tập đoàn Mitsui&Co đến từ Nhật Bản vừa qua đã công bố kế hoạch bán cổ phần nhiệt điện than ở quốc gia này.
Ngành công nghiệp xe điện cũng là mũi nhọn mà Indonesia hướng tới để cắt giảm lượng khí thải. Chính phủ Indonesia cho biết sẽ đang khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng trạm sạc cho xe điện, dự kiến có 168 trạm sạc điện được xây mới trong năm nay. Đến năm 2025, Indonesia kỳ vọng 20% doanh số xe hơi bán ra tại quốc gia này là xe điện.
Kế hoạch khuyến khích xe điện của Indonesia đang nhận được lợi thế rất lớn. Với trữ lượng kim loại niken dồi dào, nhiều nhà sản xuất đang có kế hoạch thiết lập cơ sở sản xuất xe điện tại “xứ sở vạn đảo”. Gần đây nhất, nhà máy xe điện của tập đoàn LG trị giá gần 10 tỷ USD đã được xây dựng tại đây.
Cường quốc sản xuất ô tô hàng đầu ASEAN là Thái Lan cũng đang đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp xe điện, với mục tiêu dòng phương tiện thân thiện với môi trường này sẽ chiếm 30% thị trường năm 2030.
Thái Lan đang xây dựng một lộ trình cắt giảm khí thải hướng tới trung hòa các bon để trình bày trước Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc (COP 26) diễn ra vào tháng 11 tới đây. Động thái mới nhất của đất nước chùa vàng là ngừng tiến hành 2 dự án nhiệt điện than.
Việt Nam đang là quốc gia dẫn đầu khu vực về tăng trưởng năng lượng tái tạo, đặc biệt là đối với công suất của điện mặt trời. Dự thảo quy hoạch điện VIII, kim chỉ nam cho sự phát triển của ngành điện trong tương lai của Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2045, năng lượng điện tái tạo của sẽ chiếm khoảng 40% tỷ trọng.
Bộ Công thương Việt Nam mới đây cũng đang xem xét các ưu đãi về thuế đối với xe điện. Vingroup, tập đoàn lớn nhất Việt Nam đang xây dựng thương hiệu xe hơi của riêng mình, bao gồm cả các dòng xe điện và có kế hoạch tấn công những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu.
Các quốc gia ASEAN đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch, thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu. Quá trình chuyển đổi này chịu ảnh hưởng một phần từ động thái ngừng tài trợ cho điện than của một số quốc gia phát triển.
Mặc dù vậy, khu vực này vẫn phản đối kế hoạch ngừng hoàn toàn đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025 của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), với lý do đảm bảo an ninh năng lượng.
Nikkei Asia Review bình luận, quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo của ASEAN, dù nhận được nhiều hỗ trợ của quốc tế nhưng cũng sẽ tương đối gian nan, đặc biệt khi nhu cầu năng lượng tăng vọt như một điều đi kèm với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Theo báo cáo của tổ chức Carbon Tracker, Việt Nam, Indonesia cùng với Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc là 5 quốc gia chịu trách nhiệm cho khoảng 80% dự án nhiệt điện than mới và 75% công suất điện than hiện có.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.