Leader talk
Ba từ khóa cho doanh nghiệp hậu Covid-19
Trong quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi quy trình kinh doanh, yếu tố con người, đổi mới doanh nghiệp để thích nghi với môi trường mới.

Đại dịch Covid-19 diễn ra, trở thành một hiện tượng thiên nga đen đã khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang thúc đẩy công tác chuyển đổi số với các ứng dụng công nghệ mang đến những hiểu biết tin cậy để hỗ trợ nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp một cách toàn diện hơn.
Ông Christian Klein, CEO Tập đoàn SAP cho rằng, doanh nghiệp cần tăng cường tính nhanh nhạy và khả năng phục hồi trong và sau đại dịch Covid-19. Trong thế giới siêu kết nối như hiện nay, hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp sẽ cần phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh.
Lãnh đạo SAP đã có cuộc trao đổi sâu hơn với TheLEADER về vấn đề này trong buổi họp báo bên thềm sự kiện SAPPHIRE NOW 2020.
Các lãnh đạo doanh nghiệp đã học được điều gì từ Covid-19, thưa ông?
Ông Christian Klein: Tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà chúng ra rút ra được từ Covid-19 là phải làm thật tốt công tác truyền thông nội bộ. Các nhà lãnh đạo cần thường xuyên kết nối với nhân viên để nhân viên cảm nhận rõ sự quan tâm của công ty dành cho họ.
Các lãnh đạo doanh nghiệp cũng nên thẳng thắng chia sẻ với nhân viên về đại dịch, về các thay đổi trong hoạt động, cũng như những tác động của Covid-19 tới công ty.
Ngoài ra, họ cần phải quan tâm và hỗ trợ khách hàng cũng như chuỗi cung ứng, vì đây là những mắt xích quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động một cách trơn tru.
Chưa bao giờ các doanh nghiệp lại quan tâm nhiều đến chuỗi cung ứng như bây giờ. Trước đại dịch, chúng ta thường nói về xu hướng toàn cầu hóa, đa dạng hóa nguồn cung ứng.
Tuy nhiên, Covid-19 đã hình thành nên làn sóng hướng nội. Để tránh các gián đoạn trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đang có xu hướng tìm kiếm những nhà cung cấp trong nước hoặc trong cùng khu vực. Họ cũng nghiêm túc xem xét việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ trong nước.
Theo ông, đâu là những thách thức chính trong việc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp?
Ông Christian Klein: Rất nhiều người nghĩ rằng chuyển đổi số chỉ đơn thuần là một dự án công nghệ thông tin, nhưng nó không đơn giản như vậy. Chuyển đổi số cũng chính là chuyển đổi doanh nghiệp chứ không chỉ chuyển dịch lên điện toán đám mây.
Các doanh nghiệp cần phải thay đổi quy trình kinh doanh, thay đổi yếu tố con người, đổi mới doanh nghiệp để thích nghi với môi trường kinh doanh mới.
Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất có thể có nhiều nhà máy hoạt động theo cách thức hoàn toàn khác nhau. Khi chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian để chuẩn hóa mọi quy trình.
Theo tôi, có một số bộ phận như nhân sự sẽ tốn ít thời gian để chuyển đổi, trong khi những bộ phận có nhiều quy trình phức tạp và khó chuẩn hóa hơn như sản xuất, chuỗi cung ứng sẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
SAP thường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số như thế nào?
Ông Christian Klein: Có hai cách chuyển đổi số, một là ứng dụng toàn bộ công nghệ mới, hai là ứng dụng từng phần. Điều này phụ thuộc vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp cũng như hệ thống hiện tại của họ.
Khi làm việc với các doanh nghiệp, chúng tôi thường bắt đầu với các nhân sự chính. Thông thường, việc thay đổi những nhân viên đã gắn bó lâu năm và quá quen với cách làm truyền thống sẽ rất khó. Chúng tôi thường ngồi với họ và phân tích những quy trình hiệu quả và cả những quy trình vừa mất thời gian, vừa “vô tích sự”.
Một khi họ đã hiểu ra vấn đề, đó chính là lúc mời bộ phận công nghệ thông tin (IT) tham gia triển khai.
Trở thành một doanh nghiệp thông minh sẽ mang lại những lợi ích gì và SAP sẽ giúp khách hàng thế nào trong vấn đề này?
Ông Christian Klein: Có rất nhiều cơ hội khi doanh nghiệp vận hành như một doanh nghiệp thông minh. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể phát triển bền vững hơn, nâng cao năng suất nhờ những công nghệ mới như học máy (machine learning) hoặc trí tuệ nhân tạo (AI).
Một lợi ích khác là bảo trì dự báo (predictive maintenance). Các doanh nghiệp có thể gắn thiết bị cảm biến vào máy móc, khi máy phát ra âm thanh lạ, doanh nghiệp sẽ được gửi tín hiệu cảnh báo để kịp thời bảo trì máy trước khi bất kỳ sự cố nào xảy ra.
Rất nhiều khách hàng của chúng tôi đã có dữ liệu từ máy, nhưng họ sẽ cần đưa dữ liệu vào hệ thống SAP. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ hình thành các mô hình kinh doanh mới và cần đưa dữ liệu và các quy trình hoạt động mới vào hệ thống SAP. Chúng tôi đang nỗ lực giúp họ làm điều này.
Với hơn 440.000 khách hàng trên toàn thế giới, SAP nắm rất rõ các quy trình, cách thức vận hành đã làm nên thành công của các doanh nghiệp hàng đầu. Chính vì vậy, chúng tôi có thể hướng dẫn khách hàng ứng dụng những quy trình hoạt động tối ưu nhất.
Theo ông, đâu là từ khoá cho các doanh nghiệp nói chung trong bối cảnh hiện nay?
Ông Christian Klein: Chúng tôi nhận thấy rằng, 3 từ khóa mới dành cho doanh nghiệp toàn cầu sẽ là resilence (khả năng chịu đựng), sustainability (phát triển bền vững) và profitability (lợi nhuận).
Xin cảm ơn ông!
Chuyển đổi số không phải là cây đũa thần mùa dịch Covid-19
Chuyển đổi số trong thời kỳ 'bình thường mới'
Trong bối cảnh "bình thường mới", câu hỏi mà các doanh nghiệp đều băn khoăn đó là: Làm thế nào để sống sót và hướng đến một tương lai mới thịnh vượng hơn?
Cuộc chiến giành giật nhân sự thời chuyển đổi số
Khi các doanh nghiệp bước vào cuộc đua chuyển đổi số với chất xúc tác từ đại dịch Covid-19, một thương hiệu tuyển dụng mạnh và trải nghiệm nhân sự tuyệt vời trong nội bộ công ty sẽ là chìa khoá để chiến thắng trong cuộc đua thu hút nhân tài.
Muốn chuyển đổi số trước hết phải thay đổi tư duy lãnh đạo
Có thể xem Covid-19 là tác nhân thúc đẩy chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn, nhưng để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ lưỡng, bởi nếu từ đầu làm sai thì về sau sẽ phải trả cái giá rất đắt.
Chuyển đổi số: Giải pháp tình thế Covid-19 hay chiến lược dài hạn?
Covid-19 sẽ tác động như thế nào đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để thích nghi và ứng phó, liệu đâu là cơ hội cho chúng ta ở thời điểm này?
Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Hiện đại hóa nền kinh tế cũng cần đến triết lý dân sinh
Khi cả nước đang bàn luận về việc áp dụng thuế hóa đơn điện tử thay thế thuế khoán, phía sau những con số và quy định là một câu hỏi triết học sâu sắc: làm thế nào để hiện đại hóa phục vụ cho dân sinh, chứ không phải dân sinh phục vụ cho hiện đại hóa?
Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao
Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.