Khởi nghiệp

Chuyển đổi số: Giải pháp tình thế Covid-19 hay chiến lược dài hạn?

Việt Hưng Thứ tư, 15/04/2020 - 16:34

Covid-19 sẽ tác động như thế nào đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để thích nghi và ứng phó, liệu đâu là cơ hội cho chúng ta ở thời điểm này?

TheLEADER đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Văn Viển - Đồng sáng lập, Giám đốc khu vực phía Nam của Base.vn, đơn vị hiện đang cung cấp phần mềm quản trị cho gần 5.000 doanh nghiệp khách hàng, để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của Covid-19, cũng như nhìn nhận một cách khách quan những cơ hội mà nó đem lại.

Nhiều người so sánh cuộc khủng hoảng Covid-19 lần này với đại dịch SARS năm 2003 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Vậy ông đánh giá như thế nào về mức độ ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế nói chung?

Ông Trần Văn Viển: Bản thân tôi không phải là người trực tiếp đứng trong 2 cuộc khủng hoảng 2003 và 2008, nhưng theo những số liệu được ghi lại thì có thể đánh giá bệnh dịch Covid-19 sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài hơn so với 2 cuộc khủng hoảng trước đó.

Theo nhiều dự đoán của các tổ chức thế giới tính đến ngày 14/4, Covid-19 có thể khiến GDP toàn cầu giảm 2,8%, một sự sụt giảm tồi tệ hơn nhiều so với mức giảm 1,1% được ghi nhận vào năm 2009. Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, Gita Gopinath cũng đã nhận định, các tác động của nó sẽ còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước.

Tuy nhiên, nhìn nhận ở một khía cạnh khác thì đây là cơ hội để nền kinh tế có thể tái tạo lại, nếu chúng ta coi nó như một chu trình tất yếu, hay một sự chọn lọc tự nhiên. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì nó là cuộc Cách Mạng 4.0, và Covid-19 là một cú huých khiến chúng ta bị dồn vào tình thế buộc phải thay đổi.

Nói như vậy có nghĩa, doanh nghiệp nào không kịp thích ứng thì sẽ bị đào thải, thưa ông?

Ông Trần Văn Viển: Bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào cũng sẽ diễn ra tình huống: các doanh nghiệp yếu ớt sẽ bị loại bỏ, các nghiệp mạnh mẽ sẽ tồn tại hoặc trỗi dậy với tiềm lực tốt hơn. Cho nên sự thay thế này là điều tất yếu. Minh chứng là cuộc khủng hoảng 2003 đã tạo ra những tên tuổi lớn như: Taobao và JD.com - hiện đang là 2 công ty thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc. Và sau cuộc khủng hoảng năm 2008, chúng ta đã nhìn thấy sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh mới như: Uber, Airbnb hay Grab.

Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp tưởng rằng mình đang khỏe mạnh, sức chống chịu tốt, nhưng khi dịch bệnh ập đến, chúng ta mới phát hiện ra những lỗ hổng trong hệ thống quản trị, hoặc mới nhận ra mình không đủ sức chống chịu qua dịch bệnh này

Do đó, nếu coi doanh nghiệp là một cơ thể sống, thì Covid-19 giống như một phép thử để xem hệ miễn dịch của chúng ta có đang thực sự khỏe mạnh hay không. Thậm chí là cơ hội để chúng ta rà soát, kiểm tra lại toàn bộ xem chúng ta có thể tối ưu được phần nào, làm tốt và cải thiện hơn ở những phần nào.

Bởi khi có biến cố, hoặc đau ốm, chúng ta mới đi xét nghiệm tổng quát, chứ không mấy ai có thói quen chăm sóc sức khỏe chủ động, hay tự giác đi khám sức khỏe thường xuyên.

Chuyển đổi số: Giải pháp tình thế Covid-19 hay chiến lược dài hạn?
Ông Trần Văn Viển - Đồng sáng lập, Giám đốc khu vực phía Nam của Base.vn

Vậy theo ông, sức ép lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp là gì?

Ông Trần Văn Viển: Mỗi doanh nghiệp sẽ có một khó khăn riêng, tuy nhiên, tôi cho rằng có 2 bài toán lớn mà đa phần chúng ta đều đang phải đối mặt, thứ nhất là tài chính, thứ 2 là vận hành, và có những doanh nghiệp phải chịu sức ép từ cả hai.

Đối với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, hoặc không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thị trường, thì ít nhiều cũng gặp khó khăn khi chuyển đổi sang hình thức làm việc online. Việc thay đổi đột ngột này nếu không có sự chuẩn bị trước chắc chắn sẽ làm gián đoạn quá trình hoạt động của tổ chức, cũng có thể làm giảm hiệu suất làm việc

Đối với doanh nghiệp phải chịu sức ép về dòng tiền, hoặc không có nguồn thu, thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều bài toán khác như: vận hành ra sao, kế hoạch phát triển kinh doanh là gì, nhân sự phải cắt giảm bao nhiêu %, thậm chí còn phải chọn phương án "ngủ đông" chờ dịch kết thúc

Tuy nhiên, có một sức ép vô hình khác mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt đó chính là: thời gian. Chúng ta không biết được Covid-19 sẽ kéo dài đến bao giờ, nó còn gây ra những hậu quả gì, và vì chưa biết được diễn biến tiếp theo như thế nào, nên chúng ta không biết phải làm gì tiếp theo để đối phó. Thì đây chính là một loại sức ép.

Trong tình huống như thế này thì các doanh nghiệp nên làm gì để vượt qua, thưa ông?

Ông Trần Văn Viển: Cách tốt nhất là chuẩn bị sẵn nhiều kịch bản ứng phó, kể cả tình huống xấu nhất. Điều này sẽ giúp chúng ta luôn ở thế chủ động.

Bên cạnh đó là tận dụng triệt để những lợi thế của công nghệ để thay đổi cách thức vận hành và chuyển đổi sang mô hình làm việc online, nhằm đảm bảo an toàn cho đội ngũ cán bộ nhân viên, trong khi doanh nghiệp vẫn đảm bảo được hoạt động hiệu quả

Nhiều ý kiến cho rằng, đây chính là cơ hội để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, quan điểm của ông như thế nào? Theo ông, những thay đổi của doanh nghiệp ở thời điểm chỉ là giải pháp tình thế, hay một chiến lược dài hạn trong tương lai?

Ông Trần Văn Viển: Không thể phủ nhận Covid-19 đang tạo ra nhiều tiền đề cho quá trình chuyển đổi số về sau, ví như chúng ta phải vận hành online, phải tương tác nhiều hơn qua phần mềm, phải rà soát, tối ưu và đóng gói lại quy trình để cộng tác từ xa hiệu quả. Tuy nhiên, để đánh giá xem đây là giải pháp tình thế, hay là một bước đi chiến lược về lâu dài thì còn phụ thuộc vào chính bản thân doanh nghiệp. Chúng ta cần phải làm rõ tâm thế và đặt đúng kỳ vọng trước bất cứ một cuộc chuyển đổi nào.

Còn theo quan điểm cá nhân tôi, để thực hiện chuyển đổi số thì nên bắt đầu từ chính nhu cầu nội tại của doanh nghiệp, thay vì những thúc ép từ phía bên ngoài. Kể cả việc lựa chọn công cụ, chúng tôi vẫn thường nói với khách hàng rằng, nó nên bắt nguồn từ chính nỗi đau mà doanh nghiệp gặp phải, thay vì một trào lưu của xã hội, hoặc sự hoảng loạn trước tình hình dịch bệnh như hiện nay.

Có những doanh nghiệp làm việc online vốn dĩ phù hợp với văn hóa và đặc thù ngành nghề, nhưng cũng có những doanh nghiệp chỉ áp dụng online được một phần chứ không phải toàn bộ. Cho nên việc xác định rõ mục đích, tâm thế và kỳ vọng sẽ giúp chúng ta có những bước đi phù hợp. Nếu không chúng ta sẽ lãng phí nguồn lực thời gian, thậm chí đầu tư tiền vào những công nghệ không hiệu quả.

Mặt khác, nếu doanh nghiệp cho rằng, chuyển đổi số chỉ là chỉ là giải pháp tình thế, thì bản thân tôi có ba lời khuyên.

Thứ nhất: Chỉ cần lựa chọn ngay một vài công cụ phù hợp với điều kiện làm việc và cách thức vận hành của doanh nghiệp, dễ sử dụng và có những tính năng cơ bản.

Thứ hai: Tập trung vào các nền tảng giao tiếp phục vụ cho nhu cầu trao đổi thông tin.

Thứ ba: Tận dụng triệt để những lợi ích mà các phần mềm miễn phí mang lại, chưa cần đầu tư cho những hệ thống lớn hơn.

Xin cảm ơn ông!

Với chủ đề "Doanh nghiệp số - Giải pháp tình thế hay xu hướng tất yếu" hội thảo trực tuyến được TheLEADER phối hợp cùng John&Partners, Base.vn sẽ diễn ra từ 10h00 đến 11h30 ngày 16/4/2020. Đăng ký tham gia tại đây.

TheLEADER phối hợp với John&Partners, Base.vn tổ chức hội thảo trực tuyến về doanh nghiệp số

TheLEADER phối hợp với John&Partners, Base.vn tổ chức hội thảo trực tuyến về doanh nghiệp số

Tiêu điểm -  4 năm
Với chủ đề “Doanh nghiệp số - Giải pháp tình thế hay xu hướng tất yếu” hội thảo trực tuyến diễn ra từ 10h00 đến 11h30 ngày 16/4/2020
TheLEADER phối hợp với John&Partners, Base.vn tổ chức hội thảo trực tuyến về doanh nghiệp số

TheLEADER phối hợp với John&Partners, Base.vn tổ chức hội thảo trực tuyến về doanh nghiệp số

Tiêu điểm -  4 năm
Với chủ đề “Doanh nghiệp số - Giải pháp tình thế hay xu hướng tất yếu” hội thảo trực tuyến diễn ra từ 10h00 đến 11h30 ngày 16/4/2020
Đầu tư startup y tế tăng kỷ lục

Đầu tư startup y tế tăng kỷ lục

Khởi nghiệp -  4 năm

Trong khi nền kinh tế nói chung đều chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19, lượng vốn đầu tư vào các startup y tế tăng kỷ lục và là mức cao nhất trong 10 năm qua.

Nền tảng việc làm TopCV nhận vốn 10 tỷ đồng từ NextTech

Nền tảng việc làm TopCV nhận vốn 10 tỷ đồng từ NextTech

Khởi nghiệp -  4 năm

Từ nguồn vốn này, TopCV nhanh chóng ra mắt cổng tuyển dụng nhân sự làm việc từ xa giúp người lao động tìm thêm các cơ hội gia tăng thu nhập mà không phải đến văn phòng.

Đây là giai đoạn startup phải đi cùng nhau

Đây là giai đoạn startup phải đi cùng nhau

Khởi nghiệp -  4 năm

Ngay cả khi đối mặt với khủng hoảng toàn cầu do Covid-19 gây ra, đại diện BSSC cho rằng, với tinh thần "chiến binh khởi nghiệp", các startup lẫn Trung tâm không chấp nhận buông xuôi các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp.

Startup bất động sản Homebase nhận vốn ngoại

Startup bất động sản Homebase nhận vốn ngoại

Khởi nghiệp -  4 năm

Homebase chuyên cho vay mua nhà và đầu tư bất động sản. Người mua trả trước 1 phần, sau đó chuyển đến ở hoặc có thể cho thuê. Phần còn lại do Homebase thanh toán. Số tiền này được trả dần và cộng thêm khoản phí vay.

Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin

Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin

Leader talk -  4 giờ

Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.

Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market

Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Bất động sản -  6 giờ

Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Tiêu điểm -  6 giờ

Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.

Taseco Land ra mắt nhà phố quảng trường độc đáo tại Phổ Yên

Taseco Land ra mắt nhà phố quảng trường độc đáo tại Phổ Yên

Bất động sản -  7 giờ

Central Square Phổ Yên đã chính thức chào sân ấn tượng với chủ đề “Tọa độ kim cương – Tâm điểm thịnh vượng” làm nóng thị trường bất động sản Thái Nguyên.