Chuyển đổi số không phải là cây đũa thần mùa dịch Covid-19

Quỳnh Chi Thứ sáu, 17/04/2020 - 09:21

Một trong những thay đổi lớn nhất mà đại dịch Covid-19 mang lại cho các doanh nghiệp không phải là chuyển đổi số mà là ý thức về chuyển đổi số, để rồi hướng đến giá trị vật chất mang tính hữu hình và cả giá trị hạnh phúc.

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc Trung tâm Khoa học tư duy CTS

Trong một thời kỳ được nhận định là kỷ nguyên “cá nhanh nuốt cá chậm”, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp dù nhỏ bé và non trẻ trên thị trường cũng có thể lật đổ các gã khổng lồ nhờ vào tốc độ nhanh chóng của mình. Tốc độ là thứ quan trọng, và những bước chuyển của doanh nghiệp lại được tăng tốc hơn bao giờ hết trước sức ép kinh khủng của đại dịch Covid-19.

Ông Trần Văn Viển, Giám đốc khu vực phía Nam của Base.vn nhớ lại thời điểm khi dịch chưa diễn ra, kế hoạch chuyển đổi nền tảng từ đào tạo trực tiếp sang đào tạo trên nền tảng trực tuyến của Base mất hàng năm trời cũng không thể hoàn thiện được. Thế nhưng do không có sự lựa chọn nào khác trong mùa dịch, chỉ trong hai tuần, kế hoạch này đã được hoàn thành.

Một tập đoàn lớn là khách hàng của Base thực hiện một dự án mất hàng năm trời nhưng trong mùa dịch Covid-19 đã “làm ngày, làm đêm” nên thời gian hoàn thành dự án cũng chỉ tính bằng tuần, bằng tháng.

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc Trung tâm Khoa học tư duy CTS, tại hội thảo trực tuyến với chủ đề Doanh nghiệp số - Giải pháp tình thế hay xu hướng tất yếu do TheLEADER phối hợp với John&Partners và Base.vn tổ chức cũng nhìn nhận, rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang hoạt động, kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến vì không thể vận hành theo cách thông thường trong điều kiện bất thường. Kể cả những người từ lâu vốn dĩ bảo thủ, rất truyền thống, chưa bao giờ muốn đụng đến công nghệ cũng đã buộc phải chuyển đổi số.

Tuy nhiên, ông Hòa lưu ý, chuyển đổi số không phải là cây đũa thần, đừng kỳ vọng có thể thay đổi ngay lập tức ở quy mô toàn doanh nghiệp. 

Nhiều doanh nghiệp tìm các phần mềm, ứng dụng và nền tảng 4.0 rồi cho rằng đó là chuyển đổi số nhưng trên thực tế, đó chỉ là bước cuối cùng trong câu chuyện chuyển đổi số sau khi đã hoàn thành rất nhiều bước khác liên quan đến chuẩn bị, số hoá, kết nối...

Điều đầu tiên doanh nghiệp cần xem xét là từng cá nhân đã thay đổi hay chưa, đặc biệt là tư duy của người lãnh đạo bởi tư duy của lãnh đạo là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong sự thành công của câu chuyện chuyển đổi số.

Nói về chuyển đổi số, ai cũng cho rằng khó khăn lớn nhất là yếu tố công nghệ thuần tuý, trong khi đó ông Hòa chỉ ra, hai yếu tố tạo nên sự bất ổn lớn nhất là pháp luật và văn hoá.  

Trong đó, hệ thống pháp luật không theo kịp sự phát triển của công nghệ, và tư duy của nhiều người lãnh đạo còn quá truyền thống, vẫn đang chống lại công nghệ.

Ông Hòa lấy ví dụ, các hãng taxi công nghệ như Grab, Uber vào thị trường Việt Nam, phải mất tới 5 năm kiện tụng mới ra được một nghị định để đưa thị trường vào khuôn khổ vì công nghệ quá mới. 

Tương tự, hành lang pháp lý cho các sàn thương mại điện tử hiện nay cũng chưa được hoàn thiện, tự những người kinh doanh quản lý giữa đúng và sai, nên tạo nên một văn hoá, một thế giới hoạt động khác biệt. 

Vị chuyên gia này cho rằng, trong sự dịch chuyển của cuộc cách mạng 4.0, cần có sự cân bằng giữa các yếu tố gồm pháp luật, xã hội và văn hoá.

“Thay đổi lớn nhất mùa dịch không phải là chuyển đổi số mà là ý thức về chuyển đổi số, đó là sự vỡ lẽ về việc đang có một kênh tương tác khác với thế giới. Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, điều quan trọng là phải quay trở lại giá trị hữu hình và đặc biệt giá trị hạnh phúc - giá trị mang tính vô tận nhưng đôi khi lại vô cùng đơn giản với mỗi người”, ông Hòa nói.

'Hoặc là chuyển đổi số, hoặc là tiêu vong'

Ông Hòa cho rằng thông điệp lúc này cần là: “Hạnh phúc mới là chỉ số quan trọng, hãy coi công nghệ, chuyển đổi số là công cụ để tìm đến hạnh phúc”.

Có cùng quan điểm, tiến sĩ Ngô Công Trường - sáng lập và Giám đốc chuyên môn Công ty CP Tư vấn và giáo dục John&Partners cho rằng, đợt dịch này là “ông thầy” tuyệt vời để giáo dục cho nhân loại về chuyển đổi số và các giá trị khác. Tư duy truyền thống, bảo thủ của nhiều vị lãnh đạo doanh nghiệp đã thay đổi bởi nó liên quan đến câu chuyện cơm áo gạo tiền.

Tuy nhiên ông Trường cũng nhận định rằng, nhiều dự án được đề ra trong mùa dịch này, bị ép thực hiện với tốc độ quá gấp và mang tính khẩn cấp nên nhiều khi kết quả không tốt, và không công bằng với chuyển đổi số. Do đó, cần thực sự tách biệt câu chuyện trong mùa dịch và việc chuyển đổi số.

Cụ thể, doanh nghiệp cần tính đến hai bài toán. Thứ nhất, nên liệu cơm gắp mắm, cái gì chuyển đổi số được thì làm luôn để tồn tại, vượt qua khủng hoảng. Thứ hai, lên kế hoạch cho một quá trình chuyển đổi số bài bản và dài hơi vì nó liên quan đến chiến lược của doanh nghiệp. 

Mọi kế hoạch phải làm đúng ngay từ đầu vì nếu làm sai có thể phải trả giá rất đắt về lâu dài. 

Mùa dịch này là giai đoạn doanh nghiệp tỉnh giấc về câu chuyện chuyển đổi số, đưa dự án vào trạng thái khởi động bắt đầu từ 2020 với các bước đi được vạch ra cụ thể.

Ông Hòa lưu ý thêm, thay vì nghĩ chuyển đổi số là bắt buộc thì hãy tư duy rằng những việc làm trong mùa dịch sẽ trở thành giá trị gia tăng rất lớn, kết hợp các giá trị đó với tính truyền thống của trước đây, doanh nghiệp sẽ vươn lên mạnh mẽ. Cần giữ được một tư duy tích cực trong mùa dịch. 

Chuyển đổi số: Giải pháp tình thế Covid-19 hay chiến lược dài hạn?

Chuyển đổi số: Giải pháp tình thế Covid-19 hay chiến lược dài hạn?

Khởi nghiệp -  4 năm
Covid-19 sẽ tác động như thế nào đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để thích nghi và ứng phó, liệu đâu là cơ hội cho chúng ta ở thời điểm này?
Chuyển đổi số: Giải pháp tình thế Covid-19 hay chiến lược dài hạn?

Chuyển đổi số: Giải pháp tình thế Covid-19 hay chiến lược dài hạn?

Khởi nghiệp -  4 năm
Covid-19 sẽ tác động như thế nào đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để thích nghi và ứng phó, liệu đâu là cơ hội cho chúng ta ở thời điểm này?
Chuyển đổi số để sống chung với Covid-19

Chuyển đổi số để sống chung với Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Những thách thức hiện tại không chỉ là khó khăn mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp chuyển mình và tạo ra sự thay đổi lớn trong tương lai.

Góc nhìn chuyển đổi số từ ngành y

Góc nhìn chuyển đổi số từ ngành y

Khởi nghiệp -  4 năm

Nhà sáng lập & CEO của Smile Care tự nhận mình sáng tạo và có khá nhiều ý tưởng, nhưng lại không phải là người giỏi về quản trị. Do đó, anh chọn sử dụng phần mềm như là một công cụ hỗ trợ đắc lực để vận hành và phát triển kinh doanh.

Dịch Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số

Dịch Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số

Tiêu điểm -  4 năm

Theo lãnh đạo đứng đầu Bộ TT&TT, đây chính cơ hội để Việt Nam nhanh hoạt động chuyển đổi số. Bởi dịch Covid-19 lây lan là do tiếp xúc, trong khi đó, công nghệ số hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp.

Lợi thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng chuyển đổi số

Lợi thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng chuyển đổi số

Tiêu điểm -  4 năm

Trong quá trình chuyển đổi số, Việt Nam có một lợi thế là không bị áp lực và tổn thất lớn do phải chuyển đổi từ mô hình cũ, công nghệ cũ như những quốc gia sớm phát triển công nghiệp. Hiện tại, các công ty công nghệ thông tin, hạ tầng công nghệ và tỷ lệ sử dụng công nghệ tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  12 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".