Diễn đàn quản trị
Hướng tới phát triển bền vững: ‘Doanh nghiệp nên nghĩ dài hạn, nhưng kết quả ngắn hạn’
Quan điểm của ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, khi cho rằng phát triển bền vững là hướng đi doanh nghiệp nào cũng cần hướng tới, nhưng để làm được thì phải cân nhắc rất nhiều khía cạnh, như tài chính, tầm nhìn, nguồn lực...
Câu chuyện tại Vinesta - một doanh nghiệp gia đình chuyên sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm, sở hữu 100% thuộc các thành viên trong gia đình. Sau 20 năm phát triển ổn định, doanh nghiệp đã có những bước tiến khá ngoạn mục.
Trước áp lực cạnh tranh của thị trường, đặc biệt là của các DN nước ngoài và các công ty đại chúng, Vinesta nhận thấy cần tăng nguồn lực về vốn, về nhân sự… nhằm tăng khả năng cạnh tranh và sinh tồn. Bởi vậy, DN đã tiến hành IPO. Sau khi đã IPO DN cũng đã niêm yết thành công nhưng các thành viên chủ chốt của gia đình vẫn giữ quyền điều hành, chi phối.
CEO là một người có tầm nhìn nên đã đề xuất với HĐQT căn cứ vào tốc độ tăng trưởng cũng như kỳ vọng của nhiều cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, Vinesta cần xây dựng và tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững, gây dựng thương hiệu và hình ảnh Vinesta là một doanh nghiệp PTBV hàng đầu ở Việt Nam và đưa Vinesta vào danh mục chỉ số phát triển bền vững VNSI.
Để đạt được mục tiêu này, Vinesta sẽ phải đầu tư thêm thời gian và nguồn lực vào các mục tiêu phi tài chính liên quan đến môi trường và xã hội qua đó làm gia tăng giá trị vô hình và tính bền vững của Vinesta về dài hạn, tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc làm giảm lợi nhuận trong ngắn hạn.
Do đó, đề xuất này của CEO đã gặp phải sự phản đối từ HĐQT. Họ cho rằng, DN đã mất quá nhiều công sức, tiền bạc sau tiến trình IPO. Giờ tiếp tục lên sàn và lọt top, chưa chắc DN đã có đủ sức bền. Còn cứ cố làm, vỡ ra dễ xôi hỏng bỏng không. Bởi vậy, mọi việc nên tạm dừng ở đó.
Phía CEO thuyết phục, muốn đi xa, phải làm cho tới. Nếu DN thực sự quan tâm xây dựng một chiến lược tích hợp PTBV với các mục tiêu khả thi và phù hợp; đồng thời đạt được các chỉ tiêu của VNSI – phát triển bền vững thì sẽ nâng tầm thương hiệu. DN sẽ đạt đẳng cấp ở một tầm mới cao hơn. Lúc đó, tính thanh khoản của cổ phiếu sẽ cao, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng, không ngại gì việc giá lên - giá xuống.
Tham gia chương trình là sự góp mặt của ông Vũ Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dịch vụ Đại lý Thuế và Tư vấn Đào tạo Tâm Việt. Ông đã đưa ra những lập trường và quan điểm khách quan để bảo vệ ý kiến của mình.
Ý kiến của ông đã nhận được sự tán thành của hai chuyên gia trong chương trình, đó là ông Phạm Đình Đoàn - Phó Chủ tịch Hội đồng TW các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, và bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Tổng Giám đốc PwC Việt Nam.
Theo chuyên gia Phạm Đình Đoàn, DN muốn phát triển bền vững nên “nghĩ dài hạn, nhưng kết quả ngắn hạn”. Bởi nếu không, DN sẽ luôn cảm thấy “mộng mơ”, thậm chí là chới với trên con đường lập nghiệp của mình.
Các chủ doanh nghiệp nên hiểu phát triển bền vững không phải điều gì quá đao to búa lớn, quan trọng là chúng ta biết lựa chọn những mục tiêu, kì vọng phù hợp với đặc thù doanh nghiệp. Việc phát triển sẽ theo từng thời kì, giai đoạn. Đây là công việc mang tính dài hạn, nên nóng vội sẽ không giải quyết được vấn đề.
Tùy vào tình hình tài chính, tầm nhìn, cũng như chiến lược, doanh nghiệp nên cân nhắc giai đoạn này cần phát triển bước gì, giai đoạn kia đẩy mạnh yếu tố nào. Làm sao đảm bảo công ty đi đúng lộ trình đã đặt ra.
Bởi phát triển bền vững luôn là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Những yếu tố hữu hình như doanh số, lợi nhuận sẽ dễ dàng đạt được trong ngắn hạn. Còn dài hạn, phải là những yếu tố vô hình như uy tín, danh tiếng, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội…
Ở Việt Nam, ý thức phát triển bền vững phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế. Vì phát triển bền vững sẽ thay đổi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nên việc thay đổi sẽ luôn gặp những trở ngại.
Vậy CEO sẽ thuyết phục các thành viên HĐQT thế nào?
Câu trả lời sẽ có tại Chương trình CEO – Chìa khoá thành công với chủ đề: "Doanh nghiệp gia đình - Nền tảng vững bền", được phát sóng vào 10h00 sáng Chủ nhật ngày 8/7 và phát lại vào 8h00 sáng Thứ 2 ngày 9/7 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
CEO – Chìa khóa thành công là một chương trình chính luận, kinh tế chuyên biệt do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của Bia Hà Nội, PwC Việt Nam, Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam (VEFC). Ra đời từ năm 2005, chương trình có sứ mệnh “Đồng hành doanh nghiệp, nâng tầm doanh nhân” trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập.
Bắt đầu từ năm 2017, bên cạnh các chương trình phát sóng trên VTV, CEO – Chìa khóa thành công sẽ tổ chức chuỗi các hội thảo dành riêng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp theo các chủ đề hữu ích và thời sự về kinh doanh. TheLEADER.vn là đơn vị bảo trợ thông tin cho chương trình này.
Chương trình được tổ chức định kỳ hai tháng một lần các hội thảo, tọa đàm, workshop, với nội dung xoay quanh các vấn đề nan giải mang tính chiến lược về thương hiệu, phát triển, nhân sự, tài chính của các doanh nghiệp. Qua đó, đồng hành, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, giúp họ tiếp tục định hướng phát triển.
Lo sinh tồn mà nhiều doanh nghiệp quên mất mục tiêu phát triển bền vững
'Đi khắp thế giới chẳng đâu có được cơ hội làm ăn dễ như ở Việt Nam'
Có ý kiến cho rằng, phần lớn người Việt làm kinh doanh vẫn chưa làm được việc xác định vị trí của dòng tiền để gọi vốn và tạo ra dòng tiền để khởi sự kinh doanh.
Khi tổ chức quá phụ thuộc vào một cá nhân nhìn từ thất bại của Messi, Ronaldo
Thất bại của Argentina và Bồ Đào Nha tại World Cup 2018 là thất bại của những những tổ chức chỉ biết dựa dẫm vào một vài cá nhân xuất chúng, đau lòng là sự “xuất chúng” ấy chỉ có tính cục bộ, bị giới hạn và chỉ có giá trị cho quá khứ.
Áp dụng mô hình quản trị Amoeba, nhà hàng cafe Morico hái ‘quả ngọt’
Câu chuyện thành công của một nhà hàng cafe phong cách sống Nhật Bản đương đại mang tên Morico với doanh thu tốt, các món ăn luôn giữ được chất lượng đồng đều và số lượng khách hàng trung thành cao đã được lý giải bởi mô hình quản trị Amoeba.
Lo sinh tồn mà nhiều doanh nghiệp quên mất mục tiêu phát triển bền vững
Dù được xem là mục tiêu tất yếu ở hầu hết các doanh nghiệp, nhưng tại Việt Nam, “phát triển bền vững” vẫn luôn bị bỏ ngỏ.
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.