Diễn đàn quản trị
Bài học từ sự sụp đổ của thương hiệu thời trang lâu đời nhất nước Mỹ
Là một trong những biểu tượng của ngành thời trang Mỹ với lịch sử 200 năm, Brooks Brothers buộc phải xin bảo hộ phá sản sau thời gian dài xa dần thị trường và đại dịch Covid-19 chỉ là đòn đánh cuối cùng.
Brooks Brothers, hãng thời trang từng phục vụ nhiều vị tổng thống Mỹ và trở thành một trong những biểu tượng của phố Wall với phong cách đơn giản, cổ điển, mới đây đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại một tòa án ở Delaware.
Theo chương 11 của luật phá sản, Brooks Brothers vẫn được phép tiếp tục hoạt động kinh doanh trong khi thực hiện các kế hoạch xung quanh và trả nợ.
Công ty này dự kiến sẽ đóng cửa 51 trong số 250 cửa hàng tại Bắc Mỹ và ngừng sản xuất vào tháng tới tại các nhà máy ở Massachusetts, North Carolina và New York - các địa điểm chiếm khoảng 7% lượng hàng hóa thành phẩm. Các cửa hàng còn lại vẫn được duy trì và tuân theo các yêu cầu an toàn chống dịch Covid-19, theo Washington Post.
Theo CNN, Brooks Brothers tháng trước đã cảnh báo sẽ sa thải gần 700 nhân viên tại 3 bang do kinh doanh trì trệ vì đại dịch Covid-19.
Nằm dưới quyền sở hữu của giám đốc điều hành Claudio Del Vecchio, Brooks Brothers vốn từ lâu đã tìm kiếm người mua lại và sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 cùng với sự thay đổi xu hướng thời trang nơi làm việc đã đẩy thương hiệu này vào đường cùng mà quy trình bán hàng là nơi đổ vỡ đầu tiên.
Theo hồ sơ xin bảo hộ phá sản, Brooks Brothers đã xin đảm bảo khoản nợ 75 triệu USD để có thể tiếp tục quá trình bán hàng.
CNN dẫn lời người phát ngôn của hãng cho biết, thương hiệu này kỳ vọng quá trình mua bán sẽ được hoàn tất trong vài tháng tới. “Mục tiêu của việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản là có thêm nguồn tài chính cần thiết và tạo điều kiện cho quá trình bán hàng diễn ra hiệu quả, từ đó tối đa hóa giá trị cho các bên liên quan và đảm bảo thương hiệu mang tính biểu tượng này được định vị dưới quyền chủ mới”, vị này chia sẻ thêm.
Brooks Brothers hiện là một trong số những nhà bán lẻ lớn cuối cùng sản xuất mọi sản phẩm tại nước Mỹ và điều này là một mối đe dọa. Ông Del Vecchio từng chia sẻ với New York Times tháng trước cho biết các nhà máy tại Mỹ "chưa từng kiếm ra tiền" và dự định sẽ chuyển một số hoạt động ra nước ngoài nhằm bảo toàn lượng tiền.
Một trong những vấn đề khác của thương hiệu này là mức giá thuê ngất trời tại một số trung tâm mua sắm đắt đỏ nhất quốc gia. Chỉ riêng tại Manhattan, Brooks Brothers đã có tới 7 cửa hàng cũng như hiện diện tại những khu vực đi đầu tại Chicago hay quảng trường của San Francisco.
Trong hồ sơ xin phá sản, Brooks Brothers cho biết doanh nghiệp này hiện nợ từ 500 triệu USD tới 1 tỷ USD cho khoảng 25.000 chủ nợ, số tiền ngang với mức tài sản được liệt kê của thương hiệu này, trong đó bao gồm ít nhất 8 triệu USD tiền thuê nhà.
"Ưu tiên của chúng tôi là bắt đầu chương quan trọng này với một chủ sở hữu mới có sự đánh giá cao về di sản của Brooks Brothers và một tầm nhìn cho tương lai", Washington Post dẫn lời ông Del Vecchio chia sẻ trong tuyên bố.
Neil Saunders, Giám đốc điều hành GlobalData Retail, đánh giá, những năm gần đây, thương hiệu này tiếp cận theo hướng cũ kỹ, chậm theo kịp thị hiếu và phong cách của người tiêu dùng.
Brooks Brothers cũng đánh mất sợi dây kết nối thị trường khi các doanh nghiệp tại Mỹ dần trở nên giản dị hơn, thay thế các bộ đồ công sở và cà vạt bằng quần jean và áo phông. Những người mua sắm trẻ hơn đã lựa chọn các thương hiệu trẻ trung và phù hợp hơn như Suitsupply, Tie Bar hay Bonobos.
“Brooks Brothers từ lâu đã thất bại trong việc thích nghi với các xu hướng đang thay đổi. Thương hiệu này ngày càng trở nên lạc lõng với thế hệ người tiêu dùng vốn tìm kiếm cách tiếp cận sắc sảo hơn cho những bộ đồ thường ngày”, Neil Saunders viết trong lưu ý mới đây.
Trong bối cảnh khó khăn bủa vây, Brooks Brothers nhận đòn chí tử từ Covid-19. Hàng triệu lao động công sở buộc phải làm việc tại nhà, từ đó không hề có nhu cầu về giày hay quần áo mới. Doanh số quần áo nam đã giảm tới 74% trong quý II vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái và có thể sẽ mất rất nhiều năm để thị trường quay trở lại mức trước khi đại dịch diễn ra.
Brooks Brothers là hãng bán lẻ biểu tượng mới nhất của Mỹ gia nhập danh sách phá sản gần đây, sau J.Crew, Neiman Marcus và JCPenney mà một phần nguyên nhân xuất phát từ sụt giảm doanh số vì Covid-19.
Bài học quản trị doanh nghiệp từ sự sụp đổ của Thai Airways
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Doanh nghiệp đang 'ngộ nhận' cứ chi tiền mua AI, chatbot là quản trị số?
Nhiều doanh nghiệp cho rằng quản trị số là triển khai AI, mua phần mềm, dùng chatbot... Thực chất, vấn đề nằm ở tư duy và năng lực quản trị.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.