Quốc tế

Báo Mỹ nói về 5 lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn nhất ở Việt Nam

An Minh Thứ năm, 21/09/2017 - 09:50

Dân số đông, thu nhập tăng, kinh tế hội nhập giúp Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn của các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cá nhân.

iPhone và dòng Galaxy Note cao cấp của Samsung bán chạy đều đặn ở Việt Nam do nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh cao

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dựa vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, đang giúp cho người lao động Việt Nam dễ dàng tìm kiếm việc làm hơn. Các nhà xuất khẩu liên tục tuyển công nhân. Các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước có cơ hội trở thành nhà cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó họ cũng tạo ra nhiều việc làm hơn. Quá trình này sẽ làm gia tăng mức chi tiêu của người dân.

Theo một dự báo của tổ chức tư vấn Boston Consulting Group (BCG), đến năm 2020, khoảng 1/3 dân số Việt Nam sẽ là tầng lớp trung lưu trở lên. Mức thu nhập bình quân đầu người khi đó tối thiểu là 714 USD/ tháng.

Nhưng hầu hết mọi người vẫn đang thiếu tiền. Một khi nền kinh tế xảy ra vấn đề, như những gì đã diễn ra năm 2011, có thể đẩy họ trở lại khó khăn.

Trong bối cảnh đó, 5 lĩnh vực sau được cho là đang làm ăn phát đạt ở Việt Nam:

Du lịch nước ngoài: Các chuyến bay, tour du lịch và khách sạn đang được chọn nhiều hơn, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Du khách Việt Nam có thể đi đến các nước quanh khu vực dễ dàng vì những chuyến bay ngắn do các hãng hàng không giá rẻ vận hành. AirAsia, Jetstar Asia và VietJet Air là ba hãng đang chiếm phần lớn thị trường.

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên cho phép khách du lịch Việt Nam được miễn thị thực trong một khu vực có dân số 630 triệu người.

Một báo cáo của MasterCard hồi đầu năm dự báo, người Việt đi du lịch nước ngoài sẽ đạt khoảng 7,5 triệu lượt vào năm 2021, tăng 56% so với 4,8 triệu lượt so với 2016.

Chăm sóc cá nhân: Thu nhập tăng lên đã làm thay đổi tiêu dùng các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và hàng mỹ phẩm, từ hàng rẻ tiền sang các sản phẩm có thương hiệu. Báo cáo của Euromonitor International miêu tả đây là "tăng trưởng giá trị bán lẻ lành mạnh”.

Chăm sóc sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng ở Việt Nam, theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết vào đầu năm 2016. Các thương hiệu tên tuổi như Unilever và Johnson & Johnson đã thống trị thị trường này ở Việt Nam trong năm qua nhờ mạng lưới phân phối và tiếp thị.

Các đồ uống có lợi cho sức khỏe cũng tăng trưởng mạnh khi nhu cầu ngày càng nhiều. Lợi nhuận của Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) tăng trưởng ấn tượng mỗi năm, gần đây công ty mở rộng ra các dòng sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

Hàng hoá Nhật Bản: Người tiêu dùng Việt Nam nhìn chung có tâm lý phản đối hàng Trung Quốc, được cho là kém chất lượng. Ngược lại tâm lý ưa chuộng hàng Nhật Bản do độ bền và chất lượng cao. Không có gì ngạc nhiên khi một vận động viên cầu lông Việt Nam nhận được hợp đồng 50 nghìn USD để trở thành đại diện thương hiệu đồ thể thao Mizuho tại Việt Nam.

Tương tự hàng made in Korea cũng được ưa thích ở Việt Nam, phổ biến là mỹ phẩm, thiết bị điện tử tiêu dùng, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu ở TP.HCM.

Điện thoại thông minh: iPhone và dòng Galaxy Note cao cấp của Samsung bán chạy đều đặn ở Việt Nam do nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh cao cũng như tâm lý khoe khoang của người Việt.

Samsung chiếm 40% thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam trong quý I năm 2017, Oppo chiếm 23% và Apple ở mức 6%, theo công ty nghiên cứu công nghệ IDC.

Giống như các sản phẩm khác, người tiêu dùng Việt Nam không ưa chuộng các sản phẩm công nghệ mang thương hiệu Trung Quốc.

Bảo hiểm: Ngành bảo hiểm của Việt Nam trở nên sáng sủa hơn sau khi có các quy định về quỹ hưu trí được ban hành vào năm 2014. Điều này thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm, trong bối cảnh quỹ bảo hiểm xã hội của nhà nước dần cạn kiệt.

Các công ty ở Việt Nam đang bắt đầu sử dụng các “kế hoạch nghỉ hưu” để giữ chân những nhân viên tài giỏi.

Năm ngoái, Giám đốc điều hành của công ty bảo hiểm Manulife cho biết Việt Nam là thị trường bảo hiểm hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á. Doanh thu bảo hiểm của công ty này tại Việt Nam tăng 69% trong năm 2015.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  35 phút

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  53 phút

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  54 phút

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tủ sách quản trị -  11 giờ

Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  12 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Đọc nhiều