Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Võ Tuấn Nhân vừa ký thông bố số 185/TB-BTNMT về việc tiếp nhận đề nghị công bố của các tổ chức, đơn vị tái chế và tổ chức, đơn vị được ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì.
Theo đó, các đơn vị có nhu cầu thực hiện hoạt động tái chế hoặc nhận ủy quyền để tổ chức tái chế, bao bì sẽ gửi đề nghị về Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường trước ngày 25/4/2023 để được xem xét và công bố.
Sau khi danh sách các đơn vị tái chế và đơn vị ủy quyền tái chế được công bố, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm như bao bì, pin, ắc quy, săm lốp xe… (những sản phẩm phải chịu trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc theo công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR) có thể lựa chọn thuê các đơn vị trong danh sách để thực thi trách nhiệm EPR.
Các đơn vị tái chế được thuê phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Đối với các đơn vị ủy quyền tổ chức tái chế, phải có tư cách pháp nhân và được thành lập theo quy định của pháp luật; không trực tiếp tái chế hoặc có quan hệ sở hữu bất kỳ đơn vị tái chế nào liên quan đến phạm vi được ủy quyền và được ít nhất 3 nhà sản xuất, nhập khẩu đồng ý ủy quyền tổ chức tái chế.
Trong trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu không thuê đơn vị tái chế và không ủy quyền đơn vị tổ chức tái chế, có thể lựa chọn tự tổ chức thu gom, tái chế hoặc đóng phí vào Quỹ Bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc là một phần của công cụ EPR, được quy định tại điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chính thức được áp dụng kể từ năm 2024 với các nhóm hàng hóa bao gồm bao bì; pin, ắc quy; dầu, nhớt; săm, lốp xe. 2 nhóm sản phẩm là điện, điện tử và phương tiện giao thông sẽ phải thực thi EPR kể từ năm 2025 và 2027.
EPR được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ chế thị trường thúc đẩy hoạt động thu gom, tái chế và xử lý chất thải đúng cách, trở thành động lực khuyến khích doanh nghiệp thay đổi thiết kế sản phẩm, bao bì theo hướng thân thiện với môi trường, thuận tiện cho thu gom, tái chế, đồng thời tạo ra dòng tiền hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị có giải pháp, sáng kiến thu gom, tái chế, xử lý chất thải tiên tiến và hiệu quả.
Giai đoạn cuối năm 2018, đầu năm 2019, có đến hơn 24 nghìn container phế liệu bị tồn đọng tại các cảng biển đang chờ được thông quan. Bất cập, chồng chéo trong thủ tục hành chính khiến các cảng biển có nguy cơ trở thành bãi rác, hàng trăm doanh nghiệp “khóc” với Chính phủ vì nỗi lo thiếu nguyên liệu sản xuất, nỗi lo chẳng thể giúp anh em công nhân, nhân viên có một cái tết ấm no.
Công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được kỳ vọng sẽ tạo ra hỗ trợ cho các nhà tái chế đạt chuẩn về chất lượng cũng như đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Chủ tịch TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện, hỗ trợ tích cực cho các dự án, đối tác, nhà đầu tư trong lĩnh vực tái chế, xử lý rác thải.
Hoạt động từ năm 1968, khi hầu như không có ai hiểu “tái chế để làm gì”, đến nay, tập đoàn Alba đã trở thành thương hiệu tái chế hàng đầu châu Âu. 55 năm sau đó, Alba đã bắt tay với VietCycle, doanh nghiệp Việt Nam tiên phong triển khai những giải pháp kinh tế tuần hoàn tạo ra đa giá trị, để xây dựng nhà máy tái chế nhựa đạt chuẩn trị giá hơn 50 triệu USD.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.