Doanh nghiệp
Dragon Capital chỉ ra bốn tập đoàn tư nhân tiêu biểu được giao phó các sứ mệnh quốc gia
Những tập đoàn tư nhân lớn như Hòa Phát, Vingroup hay FPT tiếp tục được kỳ vọng đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hệ sinh thái doanh nghiệp và tạo động lực lan tỏa.

“Động lực tăng trưởng luôn nằm ở nội tại, ở nền kinh tế tư nhân và kinh tế trong nước,” ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Khối đầu tư của Dragon Capital nhấn mạnh trong bài chia sẻ mới đây gửi tới các nhà đầu tư.
Lời khẳng định này mở ra một góc nhìn mới, xóa đi “hiểu lầm” phổ biến lâu nay rằng xuất khẩu hay dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới là động lực chính của nền kinh tế Việt Nam.
Thay vào đó, ông Tuấn đã phác họa một bức tranh phát triển dựa vào sức mạnh nội tại, hệ thống hạ tầng hiện đại và cơ chế chính trị tinh gọn sẽ cùng nhau dẫn dắt Việt Nam bước vào một “Kỷ nguyên vươn mình”.
Động lực cốt lõi từ nội tại
Theo ông Tuấn, kinh tế Việt Nam thực chất dựa nhiều hơn vào sức mạnh nội tại chứ không phải vào các yếu tố bên ngoài như FDI hay xuất khẩu. Ông dẫn lại giai đoạn 2011–2012, khi xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ tới 35–40%, nhưng nền kinh tế trong nước lại rơi vào khủng hoảng.
“Kinh tế lúc đó tan hoang, nhiều doanh nghiệp phá sản,” ông chia sẻ, đồng thời nhớ lại cảm giác bất an khi lo lắng mất việc làm cá nhân trong thời kỳ đầy biến động đó.
Dù cán cân đối ngoại ở trạng thái tích cực, sự suy yếu của khu vực nội địa đã khiến tăng trưởng không thể duy trì một cách bền vững. “Khi nội tại có vấn đề, chắc chắn tăng trưởng không thể có,” ông khẳng định.

Để minh họa rõ nét hơn, ông Tuấn chỉ ra rằng khối doanh nghiệp FDI dù đóng vai trò quan trọng nhưng hiện chỉ sử dụng khoảng 4,5 triệu lao động. Con số này tương đương chưa tới 8% tổng lực lượng lao động của Việt Nam vốn dao động trong khoảng 55-58 triệu người.
Trong số đó, gần 2,8 triệu lao động làm việc trong ngành dệt may, một lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp. Với tỷ lệ lao động thấp như vậy, ông Tuấn đánh giá FDI chỉ đóng vai trò như một yếu tố ổn định vĩ mô chứ không thể là động lực tăng trưởng chủ đạo.
Thay vào đó, ông nhấn mạnh kinh tế tư nhân và thị trường nội địa, nơi có quy mô lao động lớn hơn rất nhiều, mới thực sự là nền tảng then chốt cho sự phát triển bền vững. “Thực sự kinh tế Việt Nam trong 5–10 năm tới, động lực quan trọng nhất là sức mạnh nội tại,” ông Tuấn khẳng định.
Nguồn sức mạnh này đến từ khu vực tư nhân năng động, nơi các doanh nghiệp như Hòa Phát, Vingroup hay FPT đang dẫn dắt nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn. Không chỉ tạo ra công ăn việc làm, những tập đoàn này còn xây dựng nên các hệ sinh thái liên kết chặt chẽ, hỗ trợ sự phát triển của hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó lan tỏa giá trị trong toàn nền kinh tế.
Theo ông Tuấn, bằng cách tập trung vào nội lực, Việt Nam có thể tạo dựng một nền móng vững chắc, giảm thiểu sự lệ thuộc vào biến động toàn cầu và hướng tới tăng trưởng bền vững dài hạn.
Bổ sung cho quan điểm này, bà Đặng Nguyệt Minh - Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Dragon Capital nhận định rằng các yếu tố ngoại quan, chẳng hạn như chính sách thuế quan từ Mỹ, hiện không còn là yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Việc đạt được thỏa thuận thuế quan ở mức 20% với Mỹ được đánh giá là vẫn có tính cạnh tranh so với nhiều quốc gia khác. Mức thuế tăng thêm từ 11–17% so với mức trước đó (3–9%) được xem là không đáng kể. Ngay cả những mặt hàng trung chuyển phải chịu thuế lên tới 40% cũng không tác động lớn vì giá trị gia tăng nội địa thấp, đóng góp không đáng kể vào GDP.
“Việt Nam đang nằm trong nhóm có mức thuế tốt nhất,” bà Minh nhấn mạnh. Thỏa thuận mới giúp loại bỏ rủi ro lớn về khả năng dịch chuyển dòng vốn FDI – điều từng được Dragon Capital dự báo có thể ảnh hưởng đến 1,4–2% GDP trong kịch bản xấu nhất.
Với khung thuế cạnh tranh và vị thế đàm phán ngày càng vững chắc, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.
Bệ phóng cho “Kỷ nguyên vươn mình”
Theo đánh giá của Dragon Capital, một trong những yếu tố cốt lõi giúp hiện thực hóa tầm nhìn dài hạn 2030–2040 của Việt Nam chính là hạ tầng.
Theo đó, ông Tuấn chia sẻ giấc mơ về một tương lai gần, khi người dân có thể đi tàu cao tốc từ Hà Nội tới Thanh Hóa chỉ mất 90 phút, hoặc từ Phan Thiết tới TP.HCM chỉ trong 45 phút.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, với tổng mức đầu tư 67 tỷ USD, đang được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào năm 2040 và đưa Việt Nam gia nhập nhóm những quốc gia có hệ thống hạ tầng hiện đại nhất khu vực.
Các chuyên gia của Dragon Capital so sánh tuyến đường sắt này với dự án Bắc Kinh – Thượng Hải của Trung Quốc, vốn đã đóng góp gần 900 tỷ USD cho nền kinh tế Trung Quốc chỉ sau 6–7 năm vận hành.
Tại Việt Nam, dự án cao tốc đường sắt Bắc – Nam không chỉ thúc đẩy tăng trưởng GDP mà còn được kỳ vọng tạo ra khoảng 200.000 việc làm mỗi năm trong giai đoạn xây dựng.
“Dự án sẽ chuyển hóa nền kinh tế Việt Nam tới mức mà chúng ta chưa thể tưởng tượng,” ông Tuấn nhận định. Hạ tầng hiện đại, từ đường cao tốc, metro cho đến cảng nước sâu, sẽ giúp cắt giảm chi phí logistics hiện đang chiếm tới 18% GDP, từ đó tạo động lực lớn cho tăng trưởng.
Theo ông Tuấn, “Kỷ nguyên vươn mình” không chỉ là một khẩu hiệu truyền thông mà là một chuyển biến thực chất trong tư duy phát triển. Việt Nam cần mạnh dạn rũ bỏ các mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn ở mức 6–7,5%, để hướng tới khát vọng đạt mức tăng trưởng hai con số.
Ông cho rằng chính tư duy đổi mới, cởi mở sẽ dẫn dắt hành động cụ thể, mở ra cánh cửa cho những thành công vượt bậc. Hệ thống chính trị tinh gọn, đồng thuận và có tính nhất quán cao là nền tảng quan trọng cho sự chuyển đổi đó.

Bà Minh bổ sung thêm rằng chính phủ đang đẩy mạnh xây dựng các cụm liên kết ngành, tập trung vào các lĩnh vực chiến lược như công nghiệp điện tử, chế tạo, năng lượng sạch và công nghệ sinh học.
Những tập đoàn tư nhân lớn như Hòa Phát, Vingroup hay FPT tiếp tục được kỳ vọng đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hệ sinh thái doanh nghiệp và tạo động lực lan tỏa. Song song đó, tốc độ cải cách pháp luật đang được đẩy mạnh, điển hình là Nghị quyết 206 – văn bản sẽ giúp tháo gỡ ách tắc cho khoảng 2.200 dự án, từ đó giải phóng nguồn lực tương đương 50% GDP.
Thị trường tài chính, với vai trò “mạch máu” của nền kinh tế, cũng được đặt kỳ vọng rất lớn. Bà Minh dự báo đến năm 2030, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đạt 120% GDP, trong khi tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng từ 10% hiện tại lên 25%.
Việc thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng thành thị trường mới nổi trong tháng 9 tới, kết hợp với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đạt “investment grade”, sẽ giúp thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Dựa trên nghiên cứu của Dragon Capital về các quốc gia như Hàn Quốc và Trung Quốc, giai đoạn bứt phá với mức tăng trưởng hai con số thường đi kèm mức tăng lợi nhuận doanh nghiệp ấn tượng từ 25–30% mỗi năm. Tại Việt Nam, các ngành như tài chính, bất động sản và sản xuất được kỳ vọng sẽ dẫn đầu làn sóng này.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng không quên lưu ý về những khó khăn có thể phát sinh trong quá trình tăng tốc, ví dụ như các đợt điều chỉnh mạnh trên thị trường chứng khoán năm 2021. Theo ông, điều quan trọng là có cái nhìn dài hạn và tin tưởng vào đích đến cuối cùng. “Biết đích đến, những ‘ổ gà’ sẽ là cơ hội,” ông nói.
SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ
Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.
Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch
Ít ai biết rằng, những tấm pallet kê hàng nhỏ bé trong kho bãi lại đang âm thầm khơi dậy một cuộc cách mạng xanh trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.
1Office huy động thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific
1Office vừa gọi vốn thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific và nhà đầu tư trong nước, đánh dấu bước chuyển vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI).
Bamboo Airways có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã thống nhất bầu ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vai trò chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023–2028.
Bamboo Capital nêu lý do 'trễ hẹn' họp cổ đông thường niên 2025
Bamboo Capital cho biết, chưa tổ chức họp cổ đông thường niên 2025 vì chưa thể công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2024, dự kiến được phát hành vào tháng 9/2025.
Xuất khẩu gặp sóng gió, thị trường nội địa thành bệ phóng
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chuyển hướng mạnh mẽ về thị trường nội địa, đưa hàng vào hệ thống siêu thị như một chiến lược dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững.
Lộ diện 'cá mập' đứng sau thương vụ thâu tóm khu du lịch Đại Dương từ Hodeco
Hodeco thoái vốn KDL Đại Dương, chính thức ‘rút chân’ khỏi lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời xoay trục mở rộng sang đầu tư mảng bất động sản khu công nghiệp.
Giá vàng hôm nay 14/7: Tăng nhưng đà bứt phá chưa rõ ràng
Giá vàng hôm nay 14/7 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Dự báo giá vàng tuần này: Xu hướng tăng vẫn chiếm ưu thế nhưng đà bứt phá chưa rõ ràng.
Phát triển bền vững nên làm thật, đừng làm theo
Cuốn sách “ESG quan trọng nhưng không đặc biệt hơn” khuyến khích các tổ chức và cá nhân thực hành ESG một cách thực chất, sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết và tránh thổi phồng kết quả.
Cởi nút thắt pháp lý, Việt Nam quyết tâm sớm trở thành trung tâm tài sản số
Việt Nam đã thể hiện rõ quyết tâm trong việc xây dựng nền kinh tế số, với những bước đi mạnh mẽ để phát triển và quản lý thị trường tài sản số.
Công thức CX ở MoMo: Sức mạnh AI và giá trị thấu cảm
Bên cạnh việc tối ưu tốc độ, quy trình liền mạch, MoMo đặc biệt chú trọng vào việc thiết kế các "khoảnh khắc cảm xúc" trên hành trình trải nghiệm khách hàng.
Dragon Capital chỉ ra bốn tập đoàn tư nhân tiêu biểu được giao phó các sứ mệnh quốc gia
Những tập đoàn tư nhân lớn như Hòa Phát, Vingroup hay FPT tiếp tục được kỳ vọng đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hệ sinh thái doanh nghiệp và tạo động lực lan tỏa.
Bất động sản Hải Phòng: Bùng nổ nguồn cung, thanh khoản tốt
Thị trường bất động sản Hải Phòng đang cho thấy dấu hiệu tăng trưởng khá nóng nhờ sức hút từ các đại dự án.
Sức hút mới từ siêu đô thị TP.HCM
Khu vực Đông Bắc TP.HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư bất động sản nhờ mức giá "chân sóng" và tiềm năng cho thuê.