Tài chính
'Bệ đỡ' giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng
Thị trường chứng khoán dự báo sẽ khởi sắc trong năm 2024 khi được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố nền tảng từ trong nước, thế giới.

Nhiều yếu tố nền tảng hỗ trợ
Thị trường chứng khoán những tháng đầu năm 2024 có nhiều diễn biến tích cực nhờ được hỗ trợ bởi những yếu tố cả trong nước và thế giới.
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường Công ty CP Chứng khoán VPBank (VPBankS) nhận định, nền kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại nên giới đầu tư kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ giảm lãi suất, hỗ trợ kinh tế phục hồi.
Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đang có dấu hiệu phục hồi đi lên. Xu hướng lạm phát sẽ giảm nhưng vẫn cao hơn so với trước Covid – 19 do ảnh bởi yếu tố đứt gãy nguồn cung.
Tổng cầu toàn cầu có tín hiệu phục hồi rõ rệt khi xu hướng hoạt động sản xuất ở Mỹ và châu Âu đang dần phục hồi sẽ tạo lực phục hồi khả quan cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Còn đối với nền kinh tế Việt Nam, dù năm 2023 tăng trưởng không đạt được mốc 6 - 6,5% như kỳ vọng. Nhưng với mức tăng trưởng 5,05%, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng cao hơn so với trung bình ở khu vực. Chính phủ có nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng như nới lỏng tiền tệ, giảm thuế VAT, kích cầu.
Lãi suất 2024 sẽ tiếp tục giảm, giúp dòng tiền luân chuyển sang kênh đầu tư hấp dẫn hơn. Sự phục hồi của hoạt động sản xuất công nghiệp là chỉ dấu cho đơn hàng ở những thị trường lớn tăng trở lại.
Lĩnh vực xuất nhập khẩu đã tạo đáy trong năm 2023 và đang dần phục hồi trong năm 2024 khi hai tháng đầu năm tăng 18,6% so với cùng kỳ. Ngành bán lẻ cũng tạo đáy trong năm 2023 và có dấu hiệuphục hồi 2024.
Về đầu tư công, các dự án có giá trị lớn đã bắt đầu triển khai cuối năm trước, đến năm 2024 bắt giải ngân chạy tiến độ như đường vành đai 3 TP HCM, vành đai 4 Hà Nội, Sân bay Long Thành… Năm 2024, mục tiêu giải ngân đầu tư công 650.000 tỷ đồng sẽ tạo động lực cho nền kinh tế phục hồi.
Hai tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký đạt 4,29 tỷ USD, tăng 38,6 so với cùng kỳ năm trước. Dòng vốn đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia tiếp tục dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Sơn cũng lưu ý thị trường chứng khoán vẫn đối diện với nhiều rủi ro liên quan đến chính sách tiền tệ thế giới, biến cố chính trị như căng thẳng Biển Đỏ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngànhhậu cần, xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, tỷ giá cũng là một trong những rủi ro nhà đầu tư cần quan tâm, dù yếu tố này chỉ mang tính chất ngắn hạn.
Niềm tin quay trở lại
Khởi đầu năm 2023, thanh khoản trung bình của thị trường khoảng 13.000 - 14.000 tỷ đồng/phiên, cả năm trung bình khoảng 18.000 tỷ đồng/phiên. Nhưng những tháng đầu năm 2024 có nhiều phiên thanh khoản lên đến hơn 40.000 tỷ đồng.
Thanh khoản tăng cao, cao nhất kể từ tháng 3/2022, theo ông Đào Hồng Dương, Giám đốc phân tích ngành và cổ phiếu VPBankS thì niềm tin nhà đầu tư đã quay trở lại khi kỳ kinh tế phục hồi và việc nâng hạng thị trường.
Ông Dương nhận định, lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết đã tạo đáy và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong năm 2024-2025 trên nền thấp. Các nhóm doanh nghiệp trong ngành chứng khoán, công nghệ thông tin, ngân hàng phục hồi sớm trong khi bất động sản chậm hơn nhưng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại đã điều chỉnh về mức thấp hơn mức trung bình 10 năm. Sau khi lên mức P/E 17.x lần tại vùng đỉnh tháng 9/2023, chỉ số VN-Index đã điều chỉnh trở lại và định giá đã về mức hấp dẫn hơn khi đang giao dịch ở mức 15.4x lần.
Với dự báo lợi nhuận 2024 sẽ tiếp tục phục hồi, mức định giá hợp lý vẫn là cơ sở để thu hút dòng tiền trở lại thị trường.Thị trường chứng khoán đã bước qua sóng điều chỉnh mạnh của năm 2022 và chuyển sang giai đoạn tích lũy, hồi phục trong năm 2023.
Việc nâng hạng thị trường, hiện còn hai rào cản lớn nhất là tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và ký quỹ trước giao dịch. Hai rào cản này hiện đang được Bộ Tài chính tháo gỡ bằng cách sửa đổi luật.
Đối với ký quỹ, dự kiến sẽ trao quyền quyết định tỷ lệ ký quỹ cho công ty chứng khoán. Còn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, khả năng Việt Nam áp dụng biện pháp giống Thái Lan là sử dụng chứng chỉ quỹ không có quyền biểu quyết. Nếu đi theo hướng này thì hai rào cản lớn nhất về việc nâng hạnh thị trường sẽ được giải quyết.
Xu hướng thị trường trong năm 2024 sẽ tiếp tục khởi sắc khi được hỗ trợ từ chính sách nới lỏng tiếp tục được duy trì trong nước khi lãi suất điều hành và lãi suất ngắn hạn đang giảm dần, lợi suất trái phiếu giảm, các gói hỗ trợ kích cầu kinh tế được đưa ra…
Với những diễn biến tích cực đó, ông Dương dự báo chỉ số VN-Index có thể đạt mốc cao nhất trong năm 2024 ở mức 1.326 - 1.350 điểm, tăng 17% so với năm trước.
Vốn ngoại chảy vào đâu khi thị trường chứng khoán nâng hạng?
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.
KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.
Thời vận mới của Phú Quốc
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".