Leader talk

“Biểu tượng phi kinh tế” của trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Quang Anh Thứ sáu, 18/08/2017 - 15:54

Câu chuyện về dự án Trung tâm đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một điển hình về vấn đề khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, đặc biệt là ở Việt Nam.

Ngày 14/8 vừa qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (NEU) đã làm lễ khánh thành Tòa nhà Trung tâm đào tạo. Đây là công trình hiện đại nhất trong ngành giáo dục hiện nay. Chúc mừng cán bộ, giảng viên, các bạn sinh viên hiện tại và tương lai của Trường.

Tuy nhiên, mọi người có lẽ không nên quên rằng, quá trình triển khai dự án tòa nhà từng được coi là biểu tượng của Trường đã kéo dài đến 13 năm, gây lãng phí lớn, không “ăn nhập” gì với tiêu chí hiệu quả mà ngôi trường kinh tế hàng đầu Việt Nam này đã và đang truyền dạy trong bất kỳ giáo trình nào của mình. Nhiều thế hệ sinh viên của Trường đã gọi “vui” tòa nhà này là “công trình thế kỷ”.

Từ công trình biểu tượng…

Ngày 28/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà Trung tâm đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để phục vụ nhu cầu đào tạo trước mắt của nhà trường; về lâu dài cơ sở này làm chức năng là Trung tâm điều hành toàn trường và các Viện, Trung tâm nghiên cứu, đào tạo hợp tác quốc tế.

Dự án bao gồm một đơn nguyên 19 tầng và một đơn nguyên 13 tầng, tổng diện tích khoảng 95.730 m2 sàn, tổng vốn đầu tư 518,1 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2003 đến cuối năm 2006.

Công trình do Tập đoàn Site Architecture của Pháp thiết kế và được giới chuyên môn trong nước thời điểm đó đánh giá là có kết cấu hiện đại nhất Việt Nam chứ không chỉ riêng trong ngành giáo dục.

Bởi vậy, khi dự án được phê duyệt, mặc dù không hoàn toàn tin tưởng dự án sẽ đảm bảo tiến độ, song người NEU đều thầm hy vọng Trung tâm đào tạo mới sẽ được khánh thành đúng dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Trường (1956 - 2006).

Cổng trường Đại học Kinh tế Quốc dân với biểu tượng một thời là hình ảnh tòa nhà Trung tâm đào tạo tương lai. Bên trái là công trình Trung tâm đang thi công.

Ý nghĩa của công trình thậm chí còn được chuyển hóa thành biểu tượng của NEU với việc Nhà trường cho thiết kế logo mới, lấy hình dạng tòa nhà này làm chủ đạo.

… thành “biểu tượng phi kinh tế”

Niềm hy vọng của người NEU dần tan biến khi đến năm 2006, dự án mới chính thức được khởi công vì nhiều lý do. Trước đó, trong năm 2005, Bộ Giáo dục và đào tạo, cơ quan được Thủ tướng giao chỉ đạo chủ đầu tư (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) hoàn chỉnh dự án, đã có quyết định điều chỉnh bổ sung dự án với tổng mức đầu tư tăng lên 792,5 tỷ đồng, đồng thời nới mục tiêu hoàn thành đến năm 2010.

Nếu dự án hoàn thành đúng tiến độ mục tiêu mới này sẽ là món quà ý nghĩa cho lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Song một lần nữa, tiến độ công trình lại bị kéo giãn do vốn rót nhỏ giọt. Đến năm 2010, công trình mới thi công được đến tầng thứ 6 ở cả hai đơn nguyên và quan trọng hơn, nó bị tạm dừng… vô thời hạn từ đây bởi nhà thầu thi công là Tổng công ty 36 (Bộ Quốc phòng) không nhận được tiền đều đặn từ chủ đầu tư (thực chất là từ Bộ Giáo dục và đào tạo).

Trong một công văn của Tổng công ty 36 gửi đến Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Bộ Giáo dục và đào tạo giai đoạn đó có ghi rõ, nhà thầu đã đầu tư gần 180 tỷ đồng cho dự án nhưng mới được thanh toán 115 tỷ, còn thiếu 65 tỷ đồng chưa được thanh toán trong khi phải chịu lãi suất vốn vay và khấu hao máy móc lên tới 3,1 tỷ đồng/tháng.

Không được thanh toán, nhà thầu ngừng thi công và công trình biểu tượng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành khối bê tông nằm “thi gan” nhiều năm trời sau đó, ngay tại cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội.

Đến dự Lễ kỷ niệm 55 thành lập NEU (năm 2011), khách tham dự đều có thể tận mắt trông thấy “công trình biểu tượng” này.

Điều đáng nói, theo đại diện Tổng công ty 36, phần phức tạp nhất và chiếm nhiều chi phí nhất của công trình (bao gồm tầng ngầm và đế) đã làm xong, phần tháp còn lại (từ tầng 7 - 19) thi công đơn giản và không tốn nhiều chi phí. Sự lãng phí đáng kể nhất bắt đầu từ đây, nếu việc “đắp chiếu” công trình kéo dài và thực tế đã kéo dài.

Càng đáng nói hơn khi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là địa chỉ hàng đầu cả nước về đào tạo các nhà quản lý kinh tế. Biết giảng thế nào với sinh viên về những bài học hay về quản lý kinh tế khi ngay tại giảng đường đã có một công trình vô cùng thất bại về quản lý, đồng thời là điển hình của siêu lãng phí?

Trong một số bài giảng của mình ở giai đoạn công trình dừng thi công, khi nói về hiệu quả kinh tế và sự lãng phí, nhiều giảng viên NEU đã không thể không lấy dự án Trung tâm đào tạo của Trường ra làm ví dụ, bởi nó nằm sờ sờ ngay cạnh giảng đường (người viết bài này từng là học viên tại Trường trong cùng thời gian).

Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn

Thêm một lần công trình lại lỗi hẹn với đại lễ kỷ niệm của Đại học Kinh tế Quốc dân (60 năm), nhưng cuối cùng thì nó cũng hoàn thành giữa tháng 8/2017, đáp ứng sự mong mỏi của bao thế hệ giảng viên, sinh viên nhà trường. Tuy nhiên, hình ảnh tòa nhà Trung tâm đào tạo đã không còn xuất hiện trên logo của Trường từ nhiều năm nay, thay vào đó, Trường sử dụng lại logo cũ.

GS. TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học KTQD phát biểu tại lễ khai trương Nhà Trung tâm đào tạo

Nhìn ở một góc độ khác, câu chuyện về dự án Trung tâm đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một điển hình về vấn đề khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, đặc biệt là ở Việt Nam. Lý luận rất quan trọng, vì đó là khoa học. Nhưng thực tiễn có thể “không chấp nhận” khoa học.

Người NEU thừa hiểu bản chất, gốc gác của những vấn đề nảy sinh với dự án Trung tâm đào tạo, nhưng bất lực. Trên giảng đường có lẽ cần có nhiều hơn những bài học về kỹ năng hành động, ít ra là thích nghi với thực tiễn, còn tốt nhất là thay đổi thực tiễn, bởi suy cho cùng, thực tiễn do con người tạo ra.

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

Leader talk -  3 giờ

Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  1 ngày

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Bỏ tiền' xây thể chế

'Bỏ tiền' xây thể chế

Leader talk -  3 ngày

Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.

Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Leader talk -  1 tuần

Cân bằng giữa việc đưa thông tin để ổn định tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp nhưng vẫn giữ được vị thế khi đàm phán thuế với Hoa Kỳ.

Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định

Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định

Leader talk -  1 tuần

Mặc dù hành trình số hóa đầy hứa hẹn, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, khi sự gia tăng của giao dịch trực tuyến và sự phổ biến của các nền tảng số tạo ra 'mảnh đất màu mỡ' cho tội phạm mạng.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  13 phút

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  1 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  2 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  2 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  2 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Doanh nghiệp -  2 giờ

Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

Leader talk -  3 giờ

Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.

Đọc nhiều