Leader talk

Bốn trụ cột để vực dậy từ "nỗi đau" Covid của ông Trần Trọng Kiên

Quỳnh Chi Thứ bảy, 30/10/2021 - 16:18

Một nền du lịch bền vững với những đối tượng du lịch mới như cách mà Singapore đã làm có thể là một lựa chọn tối ưu trong bức tranh tương lai xa hơn của ngành du lịch Việt.

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Thiên Minh Group

Là một người có kinh nghiệm lãnh đạo và làm việc hơn 20 năm trong ngành du lịch, ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Thiên Minh Group nhận định, cơn “đại hồng thủy” Covid-19 càn quét trong 2 năm vừa qua đã để lại cảnh “hoang tàn” chưa từng có trong vòng 50 năm phát triển của ngành du lịch và Thiên Minh cũng không là ngoại lệ.

Tập đoàn Thiên Minh từng dự kiến doanh thu năm 2020 là 3.000 tỷ, trong đó lợi nhuận khoảng 300 tỷ, nhưng do ảnh hưởng sâu rộng của đại dịch, doanh thu thực tế sụt giảm còn có 656 tỷ và lỗ gần 350 tỷ. Số lượng nhân viên cũng giảm từ 2.000 người xuống còn 1.300 người ở thời điểm hiện tại.

Đây là lần đầu tiên ông chứng kiến sự sụt giảm về doanh thu và số người lao động trong suốt gần 27 năm phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khó khăn lớn nhất lịch sử, ông Trần Trọng Kiên không hề từ bỏ hy vọng. Ông cho biết Tập đoàn Thiên Minh đã sớm chuẩn bị bốn trụ cột để đối phó với khủng hoảng khi đại dịch vừa mới tràn vào Việt Nam.

Một là đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ khách hàng, nhân viên và cộng đồng. Hai là giảm chi phí bằng cách lược bỏ các kế hoạch không khả thi trong giai đoạn 24 tháng tới. Ba là quản lý dòng tiền, đảm bảo dòng tiền lâu dài để trả lương. Bốn là tìm nguồn doanh thu còn lại bằng cách chuyển hướng đầu tư vào thị trường nội địa.

Ngoài ra, để phục hồi sau khủng hoảng, ông và ban lãnh đạo Tập đoàn Thiên Minh cũng chuẩn bị bốn trụ cột để đầu tư cho tương lai.

Một là đầu tư vào đào tạo thông qua việc xây dựng các chương trình đào tạo trực tuyến về kỹ năng cho tập đoàn. Hai là chuyển đổi số, xây dựng hệ thống cho mảng du lịch, khách sạn, trực tuyến, kết nối hệ thống. Ba là mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc các tài sản của Thiên Minh. Bốn là mở rộng thị trường thông qua việc đầu tư vào các thị trường có dấu hiệu hồi phục sớm.

Ông Kiên nhận định, nếu lấy được đà phục hồi hậu Covid-19, một nền du lịch bền vững với những đối tượng du lịch mới như cách mà Singapore đã làm có thể là một lựa chọn tối ưu trong bức tranh tương lai xa hơn của ngành du lịch Việt.

Một là nhóm du khách trẻ đam mê xê dịch, yêu thích công nghệ mới và luôn sẵn sàng khám phá những trải nghiệm du lịch độc đáo. Hai là nhóm du khách bền vững - yêu thiên nhiên và các hoạt động ngoài trời, có xu hướng đưa ra những lựa chọn mang tính bền vững, hướng đến kết nối với thiên nhiên và người dân bản địa. Ba là những du khách “Sống chậm” - chú trọng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng giúp thư giãn, chữa lành những mệt mỏi và áp lực cuộc sống.

Ông Kiên nhận định, Việt Nam luôn là một điểm nhấn hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới. Trong giai đoạn phát triển sau khi mở cửa trở lại, Việt Nam cần định vị phát triển bền vững là định hướng quan trọng trong tất cả các chiến lược phát triển du lịch. 

Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên văn hóa để xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc; giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo chiến lược mới nhất của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký tháng 1/2020, phát triển bền vững là tiền đề cực kì quan trọng cho phát triển tương lai. 

Mở cửa rồi, du lịch vẫn chưa hết khó

Tuy nhiên, ông Kiên lưu ý, tùy theo từng giai đoạn phát triển, có những sản phẩm của Việt Nam chưa đủ bền vững, chưa tuân thủ các quy định về 4 trụ cột về môi trường, bảo tồn, người dân địa phương và biến đổi khí hậu - trái đất. Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích hoặc những điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai hoạt động du lịch bền vững.

Ông Kiên khẳng định, với những kế hoạch chiến lược phù hợp và sự đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân viên, Thiên Minh Group luôn có thể chinh phục mọi khó khăn để trở thành một doanh nghiệp bền vững.

Cơ hội mở cửa sớm với kịch bản mới cho du lịch Việt Nam

Để có thể sớm đưa ngành du lịch Việt Nam trở lại đường đua, Chủ tịch Thiên Minh cho rằng, Chính phủ cần có một lộ trình mở cửa rõ ràng dựa trên những hiểu biết tốt nhất mà Việt Nam có được, cùng những bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực và thế giới. Qua đó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang sẵn sàng để có thể mở cửa được trong thời gian tới.

Hiện tại, Việt Nam có điều kiện tương đối cao về mặt vận hành nhưng vẫn chưa sẵn sàng về chính sách cũng như truyền thông. Ông Kiên hy vọng Nghị quyết 128 ngày 11/10/2021 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 của Chính phủ sẽ mang “niềm vui Giáng sinh” đến sớm với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên ông cho rằng, nếu các thông tin về việc mở cửa trở lại được công bố sớm thì doanh nghiệp Việt sẽ có nhiều thời gian chuẩn bị hơn là quyết định “mì ăn liền” nay thông báo, mai mở cửa.

Bên cạnh các tiềm năng nội tại, Việt Nam cũng có thể học hỏi từ các khuyến cáo của các tổ chức và quốc gia trên thế giới như Liên Hiệp Quốc, các nước châu Âu, Mỹ, Singapore và Thái Lan trong việc mở cửa. Trong đó, ông nhấn mạnh vai trò chủ trì của Chính phủ với một tổ tư vấn, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng trên 70% dân số, nâng cao năng lực xử lý sự cố về y tế và cả ban hành các chính sách thiết thực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.

Bốn trụ cột để vực dậy từ "nỗi đau" Covid của ông Trần Trọng Kiên 1
Học hỏi từ các bài học quốc tế là điều quan trọng

Song song với đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần cập nhật thông tin sớm, đầy đủ, chính xác và giao tiếp thường xuyên với các thị trường đối tác.

Ông Kiên lấy ví dụ, hàng tuần, các doanh nghiệp Singapore vẫn gửi thông tin cho tất cả các đối tác còn hoạt động để cập nhật tình hình về chính sách cũng như các thay đổi.

“Đó là việc rất quan trọng để có thể có được sự tin tưởng từ thị trường. Vừa rồi tôi có nói chuyện với các đối tác ở châu Âu, họ cũng không được nghe nhiều về Việt Nam, vì thế chúng ta mất đi cơ hội khi những kế hoạch chuẩn bị cần phải có thời gian”, ông Kiên nói tại Talk show Nguy Cơ phối hợp thực hiện bởi VnExpress và S-World.

Chủ tịch Thiên Minh cũng tự tin nhận định, Việt Nam, Nhật Bản và Singapore là ba nước sẽ có sự phục hồi tốt nhất trong năm 2022. Để có được cơ hội này, Việt Nam cần đầu tư vào hai việc: chính sách của Chính phủ và sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành du lịch Việt Nam.

Ông hy vọng năm 2022 sẽ là cột mốc đánh dấu sự “trở lại và lợi hại hơn xưa” của ngành du lịch Việt Nam với kỳ vọng sẽ lọt vào nhóm 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh lớn nhất thế giới.

Mở cửa rồi, du lịch vẫn chưa hết khó

Mở cửa rồi, du lịch vẫn chưa hết khó

Leader talk -  3 năm
Bớt dịch, du lịch gặp khó, không phải vì kinh tế cạn kiệt mà bởi ảnh hưởng bởi những cung cách quản lý cũ.
Mở cửa rồi, du lịch vẫn chưa hết khó

Mở cửa rồi, du lịch vẫn chưa hết khó

Leader talk -  3 năm
Bớt dịch, du lịch gặp khó, không phải vì kinh tế cạn kiệt mà bởi ảnh hưởng bởi những cung cách quản lý cũ.
Đề xuất mở lại du lịch quốc tế từ tháng 11/2021

Đề xuất mở lại du lịch quốc tế từ tháng 11/2021

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đề xuất lộ trình mở lại hoạt động du lịch quốc tế gồm 3 giai đoạn.

Doanh nghiệp du lịch thay đổi để thích ứng sau dịch

Doanh nghiệp du lịch thay đổi để thích ứng sau dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Ưu tiên đón khách nội địa với các chuyến đi nghỉ dưỡng gần, ngắn ngày đang là xu hướng mới trong nhu cầu của khách du lịch sau dịch, đòi hỏi doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự phục hồi.

Du lịch đã đủ điều kiện để mở cửa trở lại

Du lịch đã đủ điều kiện để mở cửa trở lại

Tiêu điểm -  3 năm

Các điều kiện "cần" để mở cửa du lịch đã đủ, nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cho rằng, ngành du lịch cần mở cửa ngay lúc này, trước khi các doanh nghiệp đã quá khó khăn không còn cơ hội phục hồi trở lại.

Du lịch tái khởi động tạo triển vọng cho bất động sản ven biển

Du lịch tái khởi động tạo triển vọng cho bất động sản ven biển

Bất động sản -  3 năm

Giới đầu tư kỳ vọng thị trường bất động sản ven biển sớm phục hồi trở lại khi các tỉnh thành ven biển rục rịch mở cửa đón du khách.

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Leader talk -  17 giờ

Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Leader talk -  2 ngày

Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.

Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc

Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc

Leader talk -  3 ngày

Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Leader talk -  4 ngày

Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

Leader talk -  1 tuần

Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.

Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR

Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR

Doanh nghiệp -  14 giờ

Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tài chính -  15 giờ

Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tài chính -  16 giờ

Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.

Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội

Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội

Doanh nghiệp -  17 giờ

Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Leader talk -  17 giờ

Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'

Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Sổ tay quản trị -  17 giờ

Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.