Quốc tế
Bữa trưa quyết định 'cuộc ly hôn 60 tỷ bảng' giữa Anh và EU
Thủ tướng Anh Theresa May sẽ cùng ăn trưa với chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vào thứ Hai tới (4/12) để quyết định sự thành bại của Brexit.

Thứ Hai tuần tới, bà Theresa May sẽ ngồi cùng bàn với ông Juncker trong một bữa trưa 'đắt' nhất trong lịch sử. Ông Juncker, chủ tịch Ủy ban châu Âu, là người có vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán Brexit.
Phía bên kia bàn ăn với các món ăn theo mùa và các loại rượu vang cổ điển của Brussels (Bỉ), bà May sẽ tìm cách thuyết phục ông Juncker để tiến tới thảo luận về một hiệp định thương mại mới giữa Anh và Liên minh Châu Âu (EU) cũng như cho phép một thời kỳ chuyển tiếp kéo dài 2 năm giúp các doanh nghiệp Anh lên kế hoạch và điều chỉnh trước khi Brexit thực sự diễn ra.
Áp lực đang đè nặng lên vai thủ tướng Anh trước cuộc họp vào ngày 4/12.
Nếu cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra tốt đẹp, hy vọng về một hợp đồng Brexit thành công sẽ vẫn nằm trong tầm với. Trong trường hợp ngược lại, khả năng hai bên thỏa thuận được một hiệp định thương mại chung sẽ rơi vào bế tắc bởi thời hạn cuối cùng cho cuộc đàm phán sắp kết thúc.
Theo quy định tại Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, Vương quốc Anh sẽ có thời gian cho đến tháng 3/2019 để hoàn thành các 'thủ tục ly hôn' được thông qua bởi Nghị viện và tất cả các nước thành viên EU.
Phía EU đã đề nghị bà May phải đưa ra một đề xuất toàn diện hơn về 'hợp đồng ly hôn' vào ngày 4/12 tới, nhằm làm hài lòng ông Juncker, nhà thương thuyết Michel Barnier, và quan trọng nhất là lãnh đạo một số nước EU có ảnh hưởng nhất như Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Họ muốn một cam kết vững chắc rằng Anh sẽ trả đầy đủ khoản phí khi rời khỏi khối, và sẽ bảo vệ quyền của công dân EU sống ở Anh sau Brexit, đồng thời, đảm bảo các biện pháp để giữ vững an ninh biên giới đất liền giữa phía bắc và nam Ireland. Chỉ khi những vấn đề trên được cam kết, EU mới tiến hành đàm phán về tương lai thương mại với Vương quốc Anh.

Bà May đã đảm bảo rằng nội các của bà ủng hộ việc trả một khoản 'phí ly dị' cho EU. Các báo cáo chưa được xác nhận trên các phương tiện truyền thông của Anh đưa ra con số này là 45 - 55 tỷ Euro.
Tuy nhiên, vấn đề khiến bà May đau đầu nhất hiện tại là phải làm gì với biên giới Ireland. Cộng hòa Ireland, quốc gia thành viên EU và Northern Ireland (Bắc Ailen- thuộc Vương quốc Anh) sẽ có đường biên giới mới sau Brexit.
Với sự hậu thuẫn từ phía EU, Thủ tướng Ireland Leo Varadkar yêu cầu bà May phải đảm bảo bằng văn bản rằng việc Anh rời khỏi khối sẽ không dẫn đến các tranh chấp tại các điểm kiểm soát, nơi có khả năng châm ngòi lại những bất đồng vốn đã kéo dài hàng thập kỷ giữa những người theo đạo Công giáo và những người theo đạo Tin Lành.
Ở giai đoạn quan trọng này, Ireland có quyền phủ quyết và có thể gây khó khăn cho cuộc đàm phán.
Sự bất ổn kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Anh. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng của Anh từ 1,5% trong năm nay xuống 1,2% vào năm 2018, đây là con số tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Anh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Hôm 22/11, Văn phòng chịu trách nhiệm ngân sách của Anh đã cắt giảm dự báo tăng trưởng ở Vương quốc Anh năm 2017 từ 2% xuống 1,5%. Dự kiến tăng trưởng năm 2018 sẽ đạt 1,4%, và giảm xuống 1,3% vào năm 2019 và 2020.
Trong báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Anh đã bị Pháp vượt qua trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất toàn cầu năm 2017, theo đó, trượt khỏi top 5. Brexit đã khiến đồng bảng Anh suy yếu đáng kể, kéo theo chi tiêu tiêu dùng giảm và giá cả tăng.
Standard Chartered dự kiến sẽ tốn 20 triệu USD cho việc di chuyển hậu Brexit
Anh cần giải quyết vấn đề thanh toán cho EU trước vòng đám phán mới của Brexit
Các nhà đàm phán của Liên minh châu ÂU (EU) về vấn đề Brexit đã nhấn mạnh thêm một lần nữa nhằm thúc đẩy nước Anh nhanh chóng tiến hành đàm phán ra khỏi khối này.
Ngân hàng trung ương Anh: 75.000 việc làm ngành tài chính sẽ biến mất hậu Brexit
Ngân hàng Trung ương Anh dự đoán nước Anh sẽ mất tới 75,000 việc làm trong ngành dịch vụ tài chính sau khi nước này chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu vào năm 2019, theo BBC.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.