Bùng nổ ngân hàng số nhưng lợi nhuận vẫn là dấu hỏi

Quỳnh Chi Thứ hai, 31/03/2025 - 08:39
Nghe audio
0:00

Các ngân hàng số không chỉ cần tăng trưởng về số lượng người dùng mà còn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh bền vững, đảm bảo khả năng sinh lời lâu dài.

Khách hàng vẫn e ngại, ngân hàng truyền thống tăng tốc

Ngành ngân hàng đang chứng kiến cuộc cách mạng với sự trỗi dậy của ngân hàng số (neobank), nhưng trong khi mô hình này đang tạo ra những cơ hội mới, câu hỏi về khả năng sinh lợi và và tính bền vững vẫn là bài toán không dễ giải quyết.

Dù có tốc độ tăng trưởng nhanh, các ngân hàng số vẫn đối mặt với một rào cản quan trọng: tâm lý e ngại từ khách hàng. Theo khảo sát năm 2024 tại Anh, 35% người được hỏi không có ý định mở tài khoản ngân hàng số, tăng nhẹ so với 32% của năm trước. Nguyên nhân chính? Họ trung thành với các ngân hàng truyền thống, nơi cung cấp dịch vụ trực tiếp tại chi nhánh và đảm bảo yến tâm hơn về bảo mật.

Các ngân hàng truyền thống không đứng yên. Họ đã đẩy mạnh các dịch vụ số để giữ chân khách hàng. Hiện tại, khoảng 60% người trưởng thành tại Anh sử dụng ứng dụng ngân hàng di động. Tại Việt Nam, các tên tuổi như VCB Digibank, BIDV SmartBanking, VietinBank iPay, Techcombank Mobile đã tỏ ra khá hiện đại, thu hút đông đảo người dùng.

Neobank thu hút khách hàng bằng các dịch vụ miễn phí hoặc chi phí thấp. Nhưng khả năng duy trì tăng trưởng bên vững là mối lo lắng. Theo Boston Consulting Group, trong số 250 neobank toàn cầu, chỉ 13 ngân hàng báo lãi vào cuối năm 2021. Tại châu Á, con số này chỉ là 10/50.

Ông Sandeep Deobhakta (bên phải), nguyên Giám đốc Khối khách hàng cá nhân VPBank

Chia sẻ trong sự kiện Leader Talk: “Tái định nghĩa lãnh đạo" do KeyPerson Academy tổ chức, ông Sandeep Deobhakta, nguyên Giám đốc Khối khách hàng cá nhân VPBank cho rằng, các ngân hàng số vẫn đối mặt với câu hỏi về khả năng sinh lời dài hạn. Nhiều neobank hiện được khách hàng sử dụng như một công cụ thanh toán tiện lợi hơn là thay thế hoàn toàn cho tài khoản ngân hàng truyền thống.

Dù vậy, tiềm năng phát triển của ngân hàng số vẫn rất lớn. Với lợi thế về công nghệ, họ có thể cung cấp dịch vụ với chi phí thấp hơn, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tạo ra những mô hình tài chính linh hoạt hơn.

“Để thành công, các ngân hàng số không chỉ cần tăng trưởng về số lượng người dùng mà còn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh bền vững, đảm bảo khả năng sinh lời lâu dài thay vì chạy theo làn sóng đổi mới mà thiếu nền tảng tài chính vững chắc”, ông Sandeep nói.

Bài toán sinh lợi: Cần hơn một ý tưởng hay

Một trong những dẫn chứng tiêu biểu là Nubank - ngân hàng số tiên phong trong việc đổi mới ngành dịch vụ tài chính tại Mỹ Latinh. Kể từ khi thành lập năm 2013, Nubank đã tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút hơn 100 triệu khách hàng và vươn lên trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của ngành fintech toàn cầu.

Một trong những lý do quan trọng đằng sau thành công của ngân hàng số này là cách tiếp cận đổi mới, tận dụng công nghệ để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tạo ra một hệ sinh thái tài chính bền vững.

Việc loại bỏ hoàn toàn chi nhánh vật lý giúp Nubank giảm đáng kể chi phí vận hành, cho phép họ cung cấp dịch vụ với mức phí thấp hơn so với các ngân hàng truyền thống. Ngoài ra, chiến lược "digital-first" giúp Nubank tiếp cận một lượng lớn khách hàng chưa được phục vụ đầy đủ bởi hệ thống tài chính truyền thống.

Một yếu tố quan trọng khác là mô hình kinh doanh minh bạch, với các sản phẩm như thẻ tín dụng không phí và khoản vay dễ tiếp cận, giúp thu hút hàng triệu khách hàng. Nubank cũng khai thác tối đa sức mạnh của dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để đánh giá tín dụng, phát hiện gian lận và cá nhân hóa dịch vụ, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể.

Bên cạnh đó, thay vì chỉ dựa vào lãi suất tín dụng như các ngân hàng truyền thống, Nubank đã phát triển nguồn doanh thu đa dạng từ phí giao dịch, tài khoản doanh nghiệp và các sản phẩm tài chính khác, giúp công ty duy trì tăng trưởng bền vững.

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, Nubank còn xây dựng một hệ sinh thái tài chính toàn diện, mở rộng sang các lĩnh vực thanh toán, đầu tư và bảo hiểm, từng bước củng cố vị thế dẫn đầu của mình trong ngành fintech toàn cầu.

Starling Bank ở Anh là một câu chuyện thành công tiêu biểu khác của ngân hàng số. Được thành lập vào năm 2014 bởi Anne Boden, ngân hàng này chính thức nhận giấy phép hoạt động vào năm 2016 và ra mắt tài khoản cá nhân vào năm 2017. Chỉ sau ba năm, Starling đã đạt điểm hòa vốn vào cuối năm 2020 và tiếp tục ghi nhận lợi nhuận 32,1 triệu bảng Anh vào năm 2022 và tăng lên 195 triệu bảng vào năm 2023.

Thành công của Starling đến từ mô hình kinh doanh cân bằng, nguồn thu nhập đa dạng thay vì phụ thuộc quá nhiều vào phí giao dịch thẻ. Chỉ 45% doanh thu của ngân hàng này đến từ phí giao dịch trong khi phần còn lại đến từ các hoạt động như mở rộng sang thị trường thế chấp, giúp tổng dư nợ vượt 2 tỷ bảng Anh.

Bên cạnh đó, Starling liên tục mở rộng tập khách hàng, đạt 3 triệu tài khoản cá nhân và hơn 460.000 tài khoản doanh nghiệp vào năm 2022, chiếm 6% tổng tiền gửi của thị trường ngân hàng Anh.

Một yếu tố quan trọng khác trong chiến lược của Starling là cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm. Thay vì chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm tài chính, ngân hàng này ưu tiên giải quyết những vấn đề thực tế của khách hàng, tạo dựng lòng tin và sự trung thành.

Bên cạnh hoạt động ngân hàng truyền thống, Starling còn ghi dấu ấn với chiến lược "Starling as a Service" – một mô hình phần mềm như một dịch vụ (SaaS). Thay vì mở rộng quốc tế bằng cách thiết lập chi nhánh vật lý hay xin cấp phép hoạt động ngân hàng tại từng quốc gia, Starling chọn cách cấp phép công nghệ ngân hàng của mình cho các tổ chức tài chính trên toàn cầu.

Chiến lược này giúp ngân hàng có thể mở rộng quy mô mà vẫn duy trì biên lợi nhuận cao, tận dụng hạ tầng sẵn có của các đối tác để triển khai dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, việc tập trung vào SaaS thay vì BaaS (ngân hàng như một dịch vụ) giúp Starling duy trì vị thế như một nhà cung cấp công nghệ tài chính, tránh được rủi ro từ hoạt động ngân hàng truyền thống.

Vì sao Cake by VP Bank hiếm hoi có lãi?

Ra mắt vào năm 2021, Cake by VPBank là một trong những ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo mô hình neobank. Không có mạng lưới chi nhánh vật lý, Cake vận hành hoàn toàn trên nền tảng số và tận dụng hạ tầng ngân hàng của VPBank. Chỉ trong vài năm, Cake đã thu hút hơn 5 triệu khách hàng và là một trong những ngân hàng số hiếm hoi tại Việt Nam tuyên bố có lãi.

Trong một thị trường cạnh tranh cao với nhiều cái tên đáng chú ý trong phân khúc này bao gồm Timo, TNEX cùng các nền tảng ngân hàng số từ các ngân hàng lớn Vietcombank, BIDV, Techcombank … sự tăng trưởng của Cake không chỉ đến từ sự thuận tiện mà còn nhờ chiến lược mở rộng hệ sinh thái và kiểm soát chi phí vận hành.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp Cake tiếp cận nhanh với người dùng là sự hợp tác với Be Group. Khách hàng của Be có thể mở tài khoản Cake ngay trên ứng dụng gọi xe, đồng thời tài xế Be cũng có thể sử dụng Cake như một công cụ tài chính. Điều này giúp ngân hàng số này tiếp cận tập khách hàng tiềm năng mà không cần đầu tư mạnh vào quảng bá hay mở rộng kênh phân phối riêng.

Ngoài ra, Cake tập trung vào những sản phẩm tài chính có biên lợi nhuận cao như thẻ tín dụng và dịch vụ “mua trước, trả sau” thay vì chỉ dựa vào nguồn thu từ phí giao dịch như nhiều ngân hàng số khác.

Bên cạnh chiến lược mở rộng tệp khách hàng, Cake cũng đầu tư mạnh vào công nghệ để nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa chi phí vận hành. Ngân hàng này áp dụng eKYC để đơn giản hóa quy trình mở tài khoản, sử dụng AI để phân tích dữ liệu và đánh giá tín dụng, đồng thời đẩy mạnh tính năng tự động hóa trong các dịch vụ tài chính. Mô hình hoạt động hoàn toàn trên nền tảng số giúp Cake có thể mở rộng quy mô mà không gặp phải hạn chế về chi nhánh vật lý.

Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh

Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh

Diễn đàn quản trị -  2 tuần
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh

Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh

Diễn đàn quản trị -  2 tuần
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Chạy đua làm ngân hàng số?

Chạy đua làm ngân hàng số?

Tài chính -  3 tuần

Bài học từ những nền tảng số như Grab, Shopee có phải là lý do khiến mô hình "ngân hàng số" được quan tâm ngay khi vừa chớm nở?

Cake tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á

Cake tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á

Tài chính -  1 tháng

Cake đã đạt 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh thu 12USD trên mỗi người dùng, tăng gấp ba lần.

Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Tài chính -  1 tháng

Khả năng sinh lời đang là câu hỏi lớn nhất của các ngân hàng số tại Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực chứng minh về tính hiệu quả, tinh gọn và hiện đại.

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Tài chính -  20 giờ

Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?

'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

Tài chính -  1 ngày

Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

TPBank khẳng định vị thế tiên phong với hệ sinh thái số toàn diện dành cho doanh nghiệp

TPBank khẳng định vị thế tiên phong với hệ sinh thái số toàn diện dành cho doanh nghiệp

Tài chính -  2 ngày

Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.

Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'

Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'

Tài chính -  3 ngày

Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.

Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu

Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu

Tài chính -  3 ngày

Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.

Bùng nổ ngân hàng số nhưng lợi nhuận vẫn là dấu hỏi

Bùng nổ ngân hàng số nhưng lợi nhuận vẫn là dấu hỏi

Tài chính -  5 giây

Các ngân hàng số không chỉ cần tăng trưởng về số lượng người dùng mà còn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh bền vững, đảm bảo khả năng sinh lời lâu dài.

Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án

Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.

Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD

Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD

Tiêu điểm -  15 giờ

Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.

Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm

Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm

Bất động sản -  18 giờ

Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Tài chính -  20 giờ

Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?

Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân

Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Diễn đàn quản trị -  21 giờ

Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.