Chạy đua làm ngân hàng số?

Việt Hưng Thứ hai, 10/03/2025 - 07:42
Nghe audio
0:00

Bài học từ những nền tảng số như Grab, Shopee có phải là lý do khiến mô hình "ngân hàng số" được quan tâm ngay khi vừa chớm nở?

Chỉ báo sớm

Chị Lan Chi (38 tuổi, tại TP.HCM) vốn là một người hâm mộ trung thành của ca sĩ Mỹ Tâm. Trong một lần tham gia chương trình đặc biệt của nữ ca sĩ, chị đã mua vé thông qua một ngân hàng số.

Nhờ trải nghiệm thuận tiện, mà từ đó chị Lan Chi bắt đầu gửi tiết kiệm, thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn nhiều hơn trên ngân hàng số này.

Tuấn Anh (23 tuổi, tại Hà Nội) sử dụng ngân hàng số từ cách đây hơn một năm, nhờ có bạn bè giới thiệu. Bạn trẻ này chọn ngân hàng số vì có tính năng mở thẻ tín dụng trực tuyến không cần ra quầy giao dịch, thủ tục mở thẻ nhanh chóng. Chưa kể, ngân hàng số còn có nhiều ưu đãi khi đặt xe công nghệ, hay xem phim, giải trí.

Chị Lan Chi và bạn Tuấn Anh chỉ là hai trong số hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng ngân hàng số, với ưu điểm trải nghiệm đơn giản, thuận tiện, mượt mà, nhiều dịch vụ được cá nhân hóa, phù hợp với đa dạng nhu cầu.

Có thể coi đây như là một chỉ báo sớm về nhu cầu ngân hàng số sẽ tăng cao tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, khi cả đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.

Chỉ báo này càng có cơ sở, khi không phải ngẫu nhiên mà ba ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc gần đây gồm: DongA Bank, OceanBank và CB đều được đổi tên, và tên gọi mới đều gắn với câu chuyện "ngân hàng số".

Cụ thể, DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng TNHH MTV Số Vikki (Vikki Bank) do HDBank tiếp quản. OceanBank sau khi về với MBBank đổi tên thành Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại (MBV). Còn CB đổi tên thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV Ngoại thương Công nghệ Số (VCBNeo) thuộc hệ sinh thái Vietcombank.

Trong số ba ngân hàng kể trên, Vikki Bank dường như là đơn vị tích cực nhất với việc định hướng là một ngân hàng số thế hệ mới, ứng dụng công nghệ hiện đại, mà linh hồn là siêu ứng dụng Vikki, được HDBank phát triển trước đó.

Vikki Bank phát triển ứng dụng ngân hàng số nhưng vẫn duy trì các phòng giao dịch vật lý. Ảnh: TL

Vậy thế nào là ngân hàng số?

Tương tự như từ khóa "kinh tế số", ngân hàng số cũng là khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Một số chuyên gia tin rằng, ngân hàng số là số hóa mọi hoạt động trong ngân hàng truyền thống, tập trung vào việc tiếp cận, giao tiếp với khách hàng thông qua nền tảng số trên Internet, mà không cần tới các chi nhánh, phòng giao dịch vật lý.

Trong khi một số khác cho biết, vẫn nên duy trì một số chi nhánh, phòng giao dịch để hỗ trợ khách hàng trong các dịch vụ phức tạp, hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn trực tiếp.

Tại Mỹ, ngân hàng số Chime hiện phục vụ hơn 13,1 triệu khách hàng, nhưng không có bất kì chi nhánh vật lý nào trên cả nước. Ngân hàng số này hoạt động hoàn toàn trên Internet, thông qua một ứng dụng di động duy nhất.

Còn tại Brazil, NuBank được xem là ngân hàng số có quy mô lớn nhất. Ngoài ứng dụng ngân hàng số, NuBank vẫn duy trì một số văn phòng để hỗ trợ khách hàng khi cần.

Câu chuyện của NuBank tại Brazil và Chime tại Mỹ đã phần nào khái quát hai thái cực về ngân hàng số tại Việt Nam. Trong khi các đơn vị định hướng ngân hàng số ra đời gần đây như Vikki Bank, MBV, hay VCBNeo vẫn duy trì lượng lớn các phòng giao dịch, thì các ngân hàng số đã có tên tuổi trên thị trường như: Cake, LioBank và Timo theo đuổi mô hình một ứng dụng ngân hàng số duy nhất.

Như vậy, việc có hay không chi nhánh vật lý phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và nhu cầu mà mỗi ngân hàng theo đuổi.

Tại Việt Nam, chưa có một định nghĩa cụ thể về ngân hàng số. Luật các Tổ chức tín dụng 2024 sửa đổi từng đề cập tới "ngân hàng số", nhưng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí phản đối từ các ngân hàng.

Khi đó, định nghĩa ngân hàng số được đề xuất là "hoạt động ngân hàng được các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ứng dụng công nghệ để số hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ hoặc hợp tác với bên thứ ba cho phép khách hàng tiếp cận, sử dụng một hoặc một số nghiệp vụ ngân hàng hoàn toàn trên môi trường số".

Đề xuất này bị phản đối với hai lý do chính: nội hàm của định nghĩa ngân hàng số mang tính chung, không thể phân biệt với hoạt động ngân hàng điện tử/giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; và yêu cầu về cấp phép tạo nên gánh nặng về thủ tục hành chính và rủi ro pháp lý đối với các hoạt động ngân hàng đã được số hóa.

Gần đây nhất, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất hình thành mô hình "ngân hàng số" tại các trung tâm tài chính lớn như Đà Nẵng, TP.HCM vào năm 2026.

Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần lùi thời điểm áp dụng đến 2027, hoặc muộn hơn để hoàn thiện các hành lang pháp lý và để hệ thống tổ chức tín dụng có đủ thời gian nghiên cứu, triển khai các mô hình ngân hàng số phù hợp.

Ngân hàng số Cake hiện dẫn đầu với 5 triệu khách hàng cá nhân chỉ sau 3 năm rưỡi hoạt động. Ảnh: NC

Tại sao cần ngân hàng số?

Theo báo cáo của The Asian Banker năm 2025, ngân hàng số gần như là xu hướng bắt buộc tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổ chức này xếp hạng 100 ngân hàng số hàng đầu thế giới và tìm thấy một công thức chung, là hướng tới phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi thay vì bị giới hạn bởi hệ thống phòng giao dịch vật lý.

Bên cạnh đó, ngân hàng số giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Về phía các ngân hàng số, mô hình này tối ưu về mặt nguồn lực, con người, chi phí, đồng thời tăng hiệu quả hoạt động, cũng như tận dụng được các công nghệ tiên tiến hiện nay.

Trao đổi với TheLEADER, ông Nguyễn Hữu Quang, CEO ngân hàng số Cake by VPBank cho hay, điểm ưu việt của ngân hàng số là hiểu rõ khách hàng mục tiêu nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu. Từ đây, Cake có thể dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, dù đó là tài xế công nghệ, người làm việc tự do, nhân viên văn phòng, hay khách hàng lớn tuổi.

Chẳng hạn, nhờ thấu hiểu nhóm khách hàng trẻ từ 22 đến 30 tuổi vốn không tập trung vào việc tiết kiệm, mà thích tiêu dùng, mua sắm hay trải nghiệm, Cake cung cấp các sản phẩm tài chính linh hoạt như: ứng tiền nhanh, vay tín dụng tiêu dùng, và các khoản vay ngắn hạn giúp đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này.

Trong khi đó, ở nhóm khách hàng từ 30 đến 40 tuổi có xu hướng quản lý tài chính chặt chẽ hơn, Cake tập trung vào các sản phẩm phù hợp với nhóm này, bao gồm tài khoản tiết kiệm, đầu tư vi mô và các khoản vay phục vụ nhu cầu tài chính ổn định.

Nhờ những thấu hiểu này, Cake đã đạt con số 5 triệu khách hàng cá nhân chỉ sau 3 năm rưỡi hoạt động, doanh thu trên mỗi người dùng tăng gấp ba lần, lên 12 USD.

Một ưu điểm khác của ngân hàng số, theo ông Quang, đó là khả năng tối ưu nguồn lực. Để phục vụ khoảng 5 triệu khách hàng cá nhân hiện tại, Cake đang có 250 con người, trong khi ở các ngân hàng bán lẻ truyền thống sẽ gấp khoảng 10 lần số lượng nhân sự như vậy.

Đồng nghĩa, mô hình ngân hàng số tối ưu rất nhiều về mặt quản trị, vận hành và chi phí nhân sự, điều mà các ngân hàng truyền thống hiện nay dù có cố gắng "tinh gọn" tới đâu cũng khó có thể theo kịp.

Ông Nguyễn Hữu Quang, CEO ngân hàng số Cake by VPBank. Ảnh: NC

"Thay vì tuyển dụng hàng nghìn nhân viên bán hàng, Cake đã đầu tư vào Virtual Agent (trợ lý ảo) và trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ các hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng. Nhờ đó, một số lượng lớn công việc có thể được xử lý tự động, như gọi điện thoại bán hàng, chăm sóc khách hàng qua AI, và hỗ trợ thu hồi nợ, thay vì phải tăng số lượng nhân viên truyền thống", ông Quang lý giải.

Ngoài ra, bằng cách tận dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới để điều chỉnh sản phẩm tài chính theo nhu cầu của khách hàng, Cake còn tăng được mức độ tương tác và sự hài lòng, đạt được tỷ lệ giữ chân 80% cho người dùng giao dịch và 95% cho người dùng sản phẩm tài chính.

Đầu năm nay, Cake được The Asian Banker toàn cầu bình chọn là "ngân hàng số tốt nhất Việt Nam", đồng thời hướng tới cột mốc tiếp theo là trở thành một trong những ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á, không chỉ về quy mô khách hàng mà còn về chất lượng tăng trưởng, đảm bảo lợi nhuận bền vững và hiệu quả vận hành.

Ở góc độ thị trường, Cake được xem như một mô hình thành công, đáng để các ngân hàng số học hỏi. Chưa kể, dư địa cho mảng ngân hàng số tại Việt Nam còn rất lớn, khi đến nay mới có khoảng 7 ngân hàng số hoạt động.

Một chuyên gia ngành công nghệ cho hay, trên môi trường số, việc tham gia thị trường càng sớm, đồng nghĩa doanh nghiệp càng có cơ hội chiếm lĩnh thị phần. Bài học từ các nền tảng tham gia và đầu tư sớm như Grab, Shopee là minh chứng dễ thấy nhất.

Điều này giải thích tại sao, ngay khi mô hình ngân hàng số chớm nở tại Việt Nam, thì nhiều ngân hàng truyền thống lại tích cực tham gia vào mô hình này đến vậy.

Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Tài chính -  4 tuần
Khả năng sinh lời đang là câu hỏi lớn nhất của các ngân hàng số tại Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực chứng minh về tính hiệu quả, tinh gọn và hiện đại.
Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Tài chính -  4 tuần
Khả năng sinh lời đang là câu hỏi lớn nhất của các ngân hàng số tại Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực chứng minh về tính hiệu quả, tinh gọn và hiện đại.
Ngân hàng số Cake và lộ trình 'Next Gen AI Bank'

Ngân hàng số Cake và lộ trình 'Next Gen AI Bank'

Tài chính -  5 tháng

Cake by VPBank - một ngân hàng thuần số của Việt Nam - đang ứng dụng mạnh mẽ GenAI vào toàn trình hoạt động của ngân hàng và bước đầu đã gặt hái những quả ngọt.

Trí tuệ nhân tạo là trọng tâm của ngân hàng số

Trí tuệ nhân tạo là trọng tâm của ngân hàng số

Tài chính -  5 tháng

Nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Cake by VPBank đang trở thành hình mẫu một ngân hàng số toàn diện thu hút hơn 4,6 triệu khách hàng cá nhân tin dùng.

Khi ứng dụng ngân hàng số không chỉ để chuyển tiền

Khi ứng dụng ngân hàng số không chỉ để chuyển tiền

Nhịp cầu kinh doanh -  4 tháng

Không chỉ chuyển nhận tiền hay kiểm tra số dư, hiện nay, ứng dụng ngân hàng số đã trở thành “trợ lý tài chính” đắc lực và OCB OMNI là một minh chứng rõ nét.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Tài chính -  4 ngày

Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.

Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn

Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn

Tài chính -  6 ngày

Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Tài chính -  6 ngày

Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.

Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội

Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội

Tài chính -  6 ngày

Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  27 phút

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  4 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  11 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.