Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm do dịch Covid-19, các doanh nghiệp Đông Nam Á đang nỗ lực chuyển đổi hoạt động để quản lý dòng tiền với hy vọng sống sót qua cơn khủng hoảng cũng như chớp lấy cơ hội phát triển lâu dài.
Mới đây, một khảo sát được tiến hành trên 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại năm quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã chỉ ra những xu hướng mà các doanh nghiệp đang thực hiện để thích ứng với cơn khủng hoảng toàn cầu mang tên Covid-19.
Khảo sát được thực hiện bởi Ngân hàng United Overseas (UOB) cùng các đơn vị nghiên cứu thị trường Accenture và Dun & Bradstreet (D&B).
Xu hướng đầu tư thời Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt buộc phải thay đổi chiến lược đầu tư của mình để nâng cao khả năng sống sót và duy trì hoạt động.
Theo đó, chỉ có khoảng 36% doanh nghiệp có kế hoạch tiếp tục đầu tư trong năm 2020. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị trường Việt Nam được đánh giá là lạc quan nhất, với tỷ lệ doanh nghiệp duy trì dự án đầu tư lên tới 52%, tiếp theo đó là Singapore và Thái Lan với 34%.
Công nghệ cao là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh đại dịch khi có tới 64% dự án đầu tư tập trung vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo UOB, xu hướng đầu tư vào công nghệ cao không phải là mới xuất hiện ở Đông Nam Á. Trước khi Covid-19 bùng nổ, tỷ lệ đầu tư vào công nghệ ở nhóm các nước này rơi vào khoảng 61%.
Bên cạnh đó, nâng cao kỹ năng của người lao động cũng được các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chú trọng, với tỷ lệ 51%, tăng đáng kể so với thời kỳ trước đó.
Tìm kiếm hỗ trợ về tài chính
Khó khăn về dòng tiền là mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp, trong bối cảnh thị trường chứng kiến sự tụt giảm chưa từng có về nhu cầu. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tiềm lực tài chính hạn chế.
Trong tình trạng đó, ngân hàng vẫn là kênh hỗ trợ tài chính được các doanh nghiệp vừa và nhỏ tin cậy nhất. Đáng chú ý, không chỉ có nhu cầu vay vốn, các doanh nghiệp mong muốn ngân hàng hỗ trợ nhiều hơn thông qua các dịch vụ gia tăng như cung cấp giải pháp chuyển đổi số hoặc giải pháp quản lý dòng tiền.
Bên cạnh ngân hàng, các doanh nghiệp cũng tìm hướng đi cho việc giải quyết dòng tiền thông qua các quỹ đầu tư, gọi vốn công chúng, huy động vốn từ bạn bè người thân và các gói cứu trợ từ chính phủ.
Định hướng hoạt động sau đại dịch
Trong tình cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á vẫn bày tỏ thái độ lạc quan vào khả năng phục hồi sau đại dịch và sẵn sàng chuẩn bị phương án phục hồi và phát triển.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.