Cần mạnh tay hơn trong giải quyết các dự án treo

An Chi Thứ sáu, 19/10/2018 - 08:10

GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, cần có một chế tài phù hợp và kiên quyết hơn trong việc xử lý các dự án treo hiện nay.

Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) bỏ hoang hơn 10 năm nay

14 năm trước, khi dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) được công bố chủ trương đầu tư, hàng trăm hộ dân sinh sống tại đây đã nuôi hy vọng về việc triển khai dự án sẽ nâng cao đời sống, giúp cư dân nơi đây có cơ hội sống tốt đẹp hơn.

Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, sau 14 năm, khó ai có thể tin được rằng, giữa Thủ đô văn minh hiện đại vẫn có một khu vực tại dự án khi mà đường xá, hệ thống điện, đường nước sinh hoạt, cấp thoát nước đều trong tình trạng tạm bợ, xuống cấp nghiêm trọng. Hễ trời mưa là nước bẩn, rác thải tràn lên lênh láng.

Dự án nằm đắp chiếu trong nhiều năm khiến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều ngôi nhà dân đã hư hỏng, dột nát, thậm chí có thể sập bất cứ lúc nào nhưng không được sửa chữa, xây dựng lại do nằm trong diện quy hoạch. 

Bà Nga, một hộ dân sinh sống tại đây cho biết, từ khi có quyết định thu hồi đất lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng cách đây hơn chục năm trước, hàng trăm hộ dân nằm trong phạm vi dự án luôn sống trong tình trạng tạm bợ, thấp thỏm đợi chờ, mà chờ mãi vẫn chưa thấy dự án đâu.

"Chính quyền khu vực đã nhiều lần thông báo về việc đền bù giải tỏa cho các hộ dân thuộc địa phận dự án khu đô thị Thịnh Liệt nhưng chưa lần nào cung cấp con số cụ thể về việc giải tỏa tại dự án này nên chúng tôi chưa biết tin vào nguồn thông tin nào", Nga chia sẻ.

Được biết, dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt thuộc các phường Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai thuộc quận Hoàng Mai đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 4930 năm 2004, thu hồi 351.618m2 đất giao cho Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng – Licogi (Bộ Xây dựng) tổ chức điều tra lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn dậm chân tại chỗ, gây lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hàng trăm hộ dân sống trong quy hoạch. Đại diện các hộ dân đã nhiều lần gửi đơn thư khiếu nại tới chính quyền cấp quận, thành phố, Trung ương nhưng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

"Cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn, từ năm 2007 đến nay người dân chúng tôi đã liên tục gửi đơn kêu cứu, gửi đơn thư khiếu nại lên các cấp chính quyền nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi hay sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng", anh Thắng, một người dân sinh sống tại dự án bức xúc cho hay.

Đường sắt đô thị Hà Nội đoạn số 2: Chậm tiến độ 10 năm, xin tăng vốn hơn 16 nghìn tỷ đồng

Đáng nói, thực trạng dự án treo như tại Khu đô thị Thịnh Liệt không phải hiếm tại nhiều địa phương trên cả nước hiện nay. Hiện, các bộ ngành chưa công bố một con số mang tính tổng thể nào về số lượng những dự án treo trên cả nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, có tới hàng nghìn, thậm chí cả chục nghìn dự án treo.

Chỉ riêng ở Hà Nội, từ quý I/2016, Bí thư Thành ủy Hà Nội làm việc với Sở Kế hoạch và đầu tư đã xác định có 537 dự án chậm triển khai, nhiều dự án đã chậm tới 15 - 20 năm chưa được xây dựng.

Một số quận, huyện có số dự án chậm, vi phạm nhiều như Hoài Đức, Mê Linh, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm 23 dự án. Nhiều chủ đầu tư được giao đất nhưng không liên hệ với địa phương để tiến hành các thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định.

Trong số đó, không ít các dự án sở hữu các lô đất vàng, gần trung tâm như Tháp Tài chính Quốc tế - IFT (quận Cầu Giấy), dự án Tháp Thiên Niên Kỷ (quận Hà Đông), dự án 131 Thái Hà, dự án Twin Tower (đường Láng - quận Ba Đình), dự án Nam Đàn Plaza và Lotus Hotel (quận Nam Từ Liêm) cũng nằm trong danh sách treo này.

Tại TP. HCM, thông tin được Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP. HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết, thành phố hiện có 1.300 dự án treo, hiện mới xóa sổ 575 dự án.

Đề xuất phạt 25% tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư

Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, GS. Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng, việc giao đất dự án cho các chủ đầu tư theo "quan hệ", cơ chế xin cho, "nhà đầu tư có quan hệ tốt với chính quyền" thì được giao dự án. 

Việc giao đất của các cơ quan quản lý không tính đến những tiêu chí cốt lõi như nhà đầu tư ấy có năng lực tài chính hay không, có khả năng triển khai dự án hay không chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng loạt các dự án treo nan giải như hiện nay.

Bên cạnh đó, sau khi phê duyệt dự án, các cơ quan quản lý cũng không thường xuyên làm công tác kiểm tra tiến độ triển khai dự án của các chủ đầu tư để sớm có giải pháp xử lý kịp thời. "Giao đất xong rồi để đấy, khiến nhiều dự án chậm triển khai đến hàng chục năm, treo lâu ngày mà vẫn cứ treo như thế, vẫn không bị xử lý", ông Võ cho hay.

Cũng theo vị chuyên gia này, pháp luật đã có quy định rất cụ thể về các trường hợp bất khả kháng, UBND cấp tỉnh có quyền gia hạn cho dự án được chậm triển khai. Tuy nhiên, các lý do bất khả kháng cũng được đưa ra rất cụ thể như khủng hoàng kinh tế, dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh. Như vậy, rõ ràng không có lý do gì để nhiều dự án chậm triển khai đến gần 20 năm, gây lãng phí nguồn lực đất đai như vậy.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng, việc xử lý các dự án “treo” tại Hà Nội cũng như các địa phương khác cần một chế tài phù hợp và kiên quyết hơn. 

Trong khi đó, quy định về thời hạn là 24 tháng không sử dụng đất, dự án sẽ bị thu hồi đất và tài sản trên đất như hiện tại là không phù hợp. Bởi Hiến pháp quy định tài sản hình thành hợp pháp đều được Nhà nước bảo hộ không bị quốc hữu. Chủ đầu tư có thể vi phạm khi chưa đưa đất vào sử dụng theo đúng tiến độ, nhưng tài sản của chủ đầu tư được hình thành trên đất đó là hợp pháp.

Trong trường hợp dự án chậm tiến độ, nhà nước có thể thu hồi đất nhưng nếu tịch thu luôn tài sản đầu tư trên đất là trái với quy định pháp luật, không đúng với hiến pháp.

Thay thế cho hình thức xử lý này, ông Võ cho rằng "tốt nhất nên có chế tài xử phạt thật nặng đối với chủ đầu tư". Theo cách này, ngân sách nhà nước vừa được lợi rất lớn trong khi đó, nhà đầu tư không có tiền nộp sẽ phải tự tìm cách chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác có năng lực để triển khai.

"Các cơ quan quản lý nên nghiên cứu phương án xử phạt với mức phạt nặng, chậm 1 năm phạt 25% tiền sử dụng đất phải nộp. Nếu như vậy, chủ đầu tư tự khắc họ sẽ phải có cách giải quyết đối với dự án, nhà nước không phải động chân động tay vào việc thu hồi đất như hiện nay".

Mặt khác, giải pháp này cũng sẽ giúp hạn chế tối đa các nhà đầu cơ đất, ôm đất đợi thời. Bởi, đầu cơ đất chỉ thực hiện được trong trường hợp trong quá trình giữ đất nhà đầu tư phải nộp ít tiền hoặc không phải nộp tiền. Thị trường bất động sản vì thế sẽ minh bạch và bền vững hơn, vị chuyên gia này nhận định.

Công khai dự án thế chấp ngân hàng: Tránh gây hoang mang

Công khai dự án thế chấp ngân hàng: Tránh gây hoang mang

Bất động sản -  6 năm
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các cơ quan quản lý khi công khai danh sách chủ đầu tư thế chấp dự án nên nói rõ mục đích và đưa ra khuyến cáo cụ thể để người dân hiểu rõ bản chất vấn đề, tránh gây hoang mang dư luận.
Công khai dự án thế chấp ngân hàng: Tránh gây hoang mang

Công khai dự án thế chấp ngân hàng: Tránh gây hoang mang

Bất động sản -  6 năm
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các cơ quan quản lý khi công khai danh sách chủ đầu tư thế chấp dự án nên nói rõ mục đích và đưa ra khuyến cáo cụ thể để người dân hiểu rõ bản chất vấn đề, tránh gây hoang mang dư luận.
'Đã đến lúc tạm dừng phát triển mới các dự án condotel'

'Đã đến lúc tạm dừng phát triển mới các dự án condotel'

Bất động sản -  6 năm

Đó là nhận xét của ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang sụt giảm mạnh về giao dịch.

Lãnh đạo Vingroup: ‘Chúng tôi chấp nhận rủi ro, dồn lực cho dự án ô tô VinFast’

Lãnh đạo Vingroup: ‘Chúng tôi chấp nhận rủi ro, dồn lực cho dự án ô tô VinFast’

Doanh nghiệp -  6 năm

Ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup nói về thông tin tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch vừa ra báo cáo đánh giá hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Tập đoàn.

Dự án căn hộ HausNeo cất nóc vượt tiến độ

Dự án căn hộ HausNeo cất nóc vượt tiến độ

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm

EZ Land vừa chính thức tổ chức lễ cất nóc của dự án HausNeo – dự án căn hộ tầm trung đầu tiên của công ty, đánh dấu sự kiện dự án hoàn thành phần thô vượt tiến độ so với dự kiến ban đầu.

Cenland bắt tay Khai Sơn đầu tư dự án Khai Sơn Town

Cenland bắt tay Khai Sơn đầu tư dự án Khai Sơn Town

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm

Theo nội dung hợp tác, Cenland sẽ trở thành đơn vị đồng chủ đầu tư dự án Khai Sơn Town đồng thời cũng là nhà phân phối chính thức dự án này.

Đầu tư thời 'tiền rẻ': Dạt về tỉnh lẻ hay ôm chặt chung cư?

Đầu tư thời 'tiền rẻ': Dạt về tỉnh lẻ hay ôm chặt chung cư?

Bất động sản -  1 ngày

Giá chung cư tăng vọt khiến dòng tiền chảy mạnh về các tỉnh lẻ sau thông tin sáp nhập, nhưng xu hướng này cũng đang được nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo rủi ro.

Shopee bóp chẹt shophouse

Shopee bóp chẹt shophouse

Bất động sản -  1 ngày

Nhà mặt phố từng được xem là 'gà đẻ trứng vàng' nhưng đang dần mất đi sức hút do người tiêu chuyển chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến.

Giới nhà giàu đổ xô mua biệt thự trăm tỷ ở Hà Nội

Giới nhà giàu đổ xô mua biệt thự trăm tỷ ở Hà Nội

Bất động sản -  3 ngày

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Bất động sản -  3 ngày

Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  1 tuần

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

Tài chính -  12 giờ

Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

Vạn Xuân Group bắt tay đối tác Nhật khởi công dự án Happy One Sora

Vạn Xuân Group bắt tay đối tác Nhật khởi công dự án Happy One Sora

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Happy One Sora là dự án ăn hộ thứ hai được Vạn Xuân Group triển khai ở địa bàn TP.HCM sau Happy One Premier ở quận 12.

Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp -  19 giờ

Chiến lược “giảm lượng, tăng chất” được Thế Giới Di Động bắt đầu thực hiện từ năm 2024 đang giúp doanh nghiệp này tăng hiệu suất kinh doanh

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Doanh nghiệp -  20 giờ

Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.

Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng

Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng

Tiêu điểm -  1 ngày

Lễ trao giải “Bền đam mê” diễn ra ngày 25/3, vinh danh những tài năng trẻ xuất sắc nhất. Ngoài những phần thưởng giá trị, nhãn hàng Number One cho biết sẽ tiếp tục đồng hành phát triển dự án, hỗ trợ các cá nhân lâu dài nhằm nhân rộng giá trị đóng góp cho cộng đồng.

Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda

Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda

Tiêu điểm -  1 ngày

Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Doanh nghiệp -  1 ngày

Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.