Bất động sản
Công khai dự án thế chấp ngân hàng: Tránh gây hoang mang
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các cơ quan quản lý khi công khai danh sách chủ đầu tư thế chấp dự án nên nói rõ mục đích và đưa ra khuyến cáo cụ thể để người dân hiểu rõ bản chất vấn đề, tránh gây hoang mang dư luận.

Mới đây, Văn phòng đăng ký đất đai TP. Hà Nội đã công bố danh sách 92 dự án đang được chủ đầu tư đăng ký thế chấp ngân hàng bằng quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai thuộc các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn Hà Nội.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên Hà Nội công khai danh sách các chủ đầu tư thế chấp dự án để vay vốn ngân hàng. Trước đó, cuối tháng 7/2016, Sở Tài nguyên và môi trường thành phố này cũng đã công bố danh sách 34 dự án do chủ đầu tư đang đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Tại một số địa phương khác như TP. HCM cũng đã liên tục công khai các dự án thế chấp ngân hàng. Tháng 8 vừa qua, thành phố này đã công bố danh sách hơn 30 dự án xác nhận đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, trong đó, có nhiều dự án đã được chủ đầu tư mang thế chấp cho các ngân hàng. Trước đó, thành phố này cũng đã công bố 77 dự án thế chấp ngân hàng vào cuối tháng 7/2016.
Tương tự tại Khánh Hoà, tháng 10/2017, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh này cũng đã công bố danh sách 52 dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã thế chấp ngân hàng.
Thông tin về các dự án đang được thế chấp ngân hàng không chỉ khiến các khách hàng trên thị trường bất động sản hoang mang, lo lắng khi mà còn gây sức ép rất lớn lên các chủ đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của họ trên thị trường bất động sản. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã "đứng ngồi không yên" khi các thông tin về dự án thế chấp của họ bị "lộ diện".
Song theo nhiều chuyên gia, đây là hoạt động bình thường trong kinh doanh địa ốc. Thực tế cho thấy, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ mới cần nguồn vốn vay của ngân hàng, mà cả các doanh nghiệp lớn, nhiều chủ đầu tư lớn trên thị trường bất động sản như Hải Phát, Geleximco, Gamuda Land Việt Nam, FLC, Nam Cường, MB Land, Tân Hoàng Minh cũng có tên trong danh sách các doanh nghiệp thế chấp dự án của TP. Hà Nội.
Liên quan đến Hải Phát Invest đang có đến ba dự án thế chấp ngân hàng, ông Đoàn Hòa Thuận, Tổng giám đốc Hải Phát Invest cho biết, Hải Phát luôn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật khi tvay vốn ở các tổ chức tín dụng để triển khai các dự án bất động sản. Theo Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Bảo lãnh tín dụng, các khoản vay ngân hàng phải có tài sản đảm bảo.
Cũng theo ông Thuận, trong quá trình triển khai cho vay, các ngân hàng cũng quản lý dòng tiền của chủ đầu tư vay để kiểm soát dòng tiền vay đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc tiền của dự án nào đi đúng với triển khai dự án đó, vừa quản lý dòng tiền cho dự án, dòng tiền khách hàng đã đóng khi mua nhà và đảm bảo cả tiến độ trả nợ.
Ông Thuận cũng khẳng định, khi tiến hành bán hàng tại dự án, Hải Phát luôn tuân thủ thực hiện giải chấp và có sự chấp thuận của Sở Xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đều vay vốn ngân hàng. Việc các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng vay tiền ngân hàng và thế chấp bằng chính tài sản hình thành bằng vốn vay đó là việc bình thường, đúng luật pháp.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp bất động sản cần nguồn vốn rất lớn và dài hạn để thực hiện dự án. Trong khi đó, bản thân pháp luật cũng chỉ yêu cầu các chủ đầu tư này có từ 15 - 20% vốn tự có, còn lại là huy động của khách hàng, ngân hàng hoặc qua thị trường chứng khoán, bản chất đều là hình thức đi vay.
Do đó, các cơ quan quản lý nếu đã công khai danh sách các chủ đầu tư thế chấp dự án thì nên nói rõ mục đích công khai để làm gì để người mua nhà trên thị trường bất động sản hiểu rõ bản chất của vấn đề và đưa ra khuyến cáo cụ thể cho người dân. Không thể chỉ công bố một cách "khơi khơi" như thực tế vừa qua gây hoang mang cho dư luận, ông Nam đề xuất.
Cũng theo ông Nam, thế chấp dự án hình thành trong tương lai là việc làm không trái pháp luật, tuy nhiên, pháp luật ở cũng có những ràng buộc khá chặt chẽ để bảo vệ người mua nhà. Theo đó, nếu chủ đầu tư đã thế chấp dự án mà có nhu cầu bán, cho thuê thì phải giải chấp dự án trước khi ký hợp đồng huy động vốn, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp được khách hàng thuê, mua nhà ở và ngân hàng đồng ý.
Tuy nhiên, vấn đề là nếu các cơ quan quản lý không công bố dự án thế chấp thì chủ đầu tư rất dễ "ém" thông tin, không giải chấp mà vẫn bán nhà cho khách hàng. Từ đó dẫn đến trường hợp có dự án ở TP. HCM được chủ đầu tư thế chấp ngân hàng nhưng vẫn bán cho khách hàng và đến khi ngân hàng đòi nợ chủ đầu tư thì khách hàng mới té ngửa. Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ vay, nợ lãi đối với ngân hàng, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm là chính dự án chung cư mà khách hàng đã mua.
Trong khi đó, việc công bố dự án thế chấp ngân hàng hiện nay nhiều nơi chưa thực hiện hoặc có thực hiện nhưng chưa đầy đủ. Theo ông Nam, nếu đã công bố phải công bố đủ tất cả các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản thế chấp tại ngân hàng bởi trên thực tế hầu hết các chủ đầu tư đều vay vốn, không thể công bố một danh sách dự án thế chấp mà "người có người không".
"Các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng, số liệu đều có ở các ngân hàng, nếu các cơ quan quản lý yêu cầu ngân hàng hoặc doanh nghiệp công khai thì họ sẽ cung cấp thông tin đầy đủ".
Đưa ra lời khuyên cho người mua nhà, ông Nam cho rằng, để tự bảo vệ mình, trước khi xuống tiền mua nhà, khách hàng cần yêu cầu chủ đầu tư làm rõ việc hiện dự án này có đang thế chấp ngân hàng hay không, nếu có thì chủ đầu tư phải có điều khoản thoả thuận với ngân hàng và cam kết giải chấp theo đúng quy định của pháp luật.
Xem danh sách 92 dự án bất động sản thế chấp ngân hàng tại Hà Nội tại đây.
Khánh Hoà công khai 52 dự án nhà ở đang thế chấp ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị đẩy mạnh xử lý nợ xấu
Các tổ chức chức tín dụng được yêu cầu áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu.
Ngân hàng Đài Loan đứng sau chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng
Từ năm 2013, Mega International Commercial Bank của Đài Loan Trung Quốc đã nhiều lần cho Phú Mý Hưng vay hàng chục triệu USD các khoản vay ngắn, dài hạn để triển khai các dự án tại Việt Nam.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về khống chế tăng trưởng tín dụng 17%?
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, mức tăng trưởng tín dụng 17% của năm 2018 là một chỉ tiêu phù hợp để vừa đạt được tăng trưởng cũng như bảo đảm kiểm soát lạm phát.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát tín dụng bất động sản
Văn bản mới nhất của NHNN yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông
Đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư chuyển hướng đi đâu?
Sau thời gian dài tăng trưởng nóng do các thông tin sáp nhập tỉnh thành, cơn sốt đất nền đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền
Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.
Dòng vốn tỷ đô đang xô bờ biển Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành điểm đến mới của dòng vốn địa ốc phía Bắc. Hưởng lợi từ hạ tầng kết nối, quỹ đất rộng và sức bật du lịch, địa phương này thu hút loạt “ông lớn” như BRG, Sun Group, Gold Coast Holdings... trong cuộc đổ bộ chiến lược vào thị trường phía Nam.
TTC Land được giao thêm đất xây hạ tầng dự án Đảo Kim Quy
Chính quyền tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt việc giao thêm gần 13.000 m2 đất tại phường Tân Vạn, TP Biên Hòa cho chủ đầu tư dự án Đảo Kim Quy nhằm xây dựng hai tuyến đường nội khu theo quy hoạch.
Thực hư chung cư đã bàn giao chưa có sổ hồng không được chuyển nhượng
Giới chuyên gia cho rằng, cần làm rõ quy định về việc chuyển nhượng căn hộ đã bàn giao nhưng chưa có sổ hồng để tránh gây hoang mang cho người mua nhà.
Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.